Xây dựng cơ sở dữ liệu là “xương sống” của công tác Lý lịch tư pháp

Ngày 12/9, Đoàn Công tác liên ngành Trung ương kiểm tra công tác Lý lịch Tư pháp (LLTP) do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh: “Việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP là nhiệm vụ “xương sống”, nền tảng. Nếu không có  cơ sở dữ liệu sẽ không thể cấp nhanh, cấp đúng hạn được”.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh: “Việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP là nhiệm vụ “xương sống”, nền tảng. Nếu không có cơ sở dữ liệu sẽ không thể cấp nhanh, cấp đúng hạn được”.

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Khái, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan của tỉnh Kiên Giang.

Đảm bảo chất lượng, chính xác từng loại thông tin trong cơ sở dữ liệu

Đoàn đã tiến hành kiểm tra về nhiều nội dung của công tác LLTP: Triển khai thực hiện cung cấp thông tin LLTP cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP; Công tác phối hợp rà soát cung cấp thông tin LLTP giữa Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan; Tiếp nhận, xử lý thông tin LLTP tại Sở Tư pháp; Tra cứu, xác minh và phối hợp tra cứu, xác minh thông tin LLTP phục vụ công tác cấp phiếu LLTP; Kiểm tra việc cấp Phiếu LLTP cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức; Việc cấp Phiếu LLTP cho người đương nhiên được xóa án tích; Việc ứng dụng CNTT giữa các cơ quan trong công tác LLTP.

Báo cáo trước đoàn công tác, ông Trần Văn Khái, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang cho biết, quản lý nhà nước về thực hiện công tác LLTP trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp. Sở đã tổ chức các hội nghị quán triệt việc triển khai Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các sở, ban ngành trong tỉnh và các UBND cấp huyện, cấp xã.

Đồng thời, Sở chủ trì phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, cơ quan THADS và các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP tại địa phương, đáp ứng yêu cầu của Luật LLTP, đảm bảo chất lượng, chính xác từng loại thông tin trong cơ sở dữ liệu, tránh tình trạng thông tin giải quyết còn tồn đọng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, hạn chế về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP…

Ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Sở Tư pháp tiếp tục chủ trì đồng thời phối hợp với các bên liên quan triển khai có hiệu quả, tốt nhất Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Sở Tư pháp tiếp tục chủ trì đồng thời phối hợp với các bên liên quan triển khai có hiệu quả, tốt nhất Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Sở Tư pháp tiếp tục chủ trì đồng thời phối hợp với các bên liên quan triển khai có hiệu quả, tốt nhất Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát lại quy chế thực hiện, xem có khó khăn vướng mắc thì đề xuất kịp thời để tỉnh, Bộ tháo gỡ. Trong thời gian tới, các đơn vị tiếp tục quan tâm về cơ sở vật chất, con người để có thể đảm đương và thực hiện hiệu quả nhất công việc này. 

Không có cơ sở dữ liệu sẽ không thể cấp nhanh, cấp đúng hạn

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc thay mặt đoàn công tác chúc mừng sự phát triển về kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, Thứ trưởng cho biết, các công việc, nhiệm vụ phải thực hiện trên tinh thần Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân. Vấn đề gì làm tốt cho dân, cho doanh nghiệp thì Chính phủ rất quan tâm. Trong đó, vấn đề LLTP cũng là công tác quan trọng tạo sự thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân. 

Theo Thứ trưởng, trong bối cảnh này, LLTP được mọi người rất quan tâm. Người dân cần có phiếu LLTP để thực hiện quyền công dân, quyền con người của mình. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc này thì phải cần thu thập đầy đủ, chính xác một lượng thông tin rất lớn. Không có một cơ quan nào có thể một mình thực hiện nhiệm vụ này. Theo đó, yêu cầu tăng cường công tác phối hợp liên ngành. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phải đảm bảo được tính chính xác và thống nhất của thông tin LLTP.

Nói về việc thực hiện LLTP ở Kiên Giang, Thứ trưởng đánh giá, về chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, tỉnh đã vào cuộc từ đầu và kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công việc này. Trong 8 năm, qua thực hiện đa dạng phương thức cấp phiếu LLTP, Sở đã cấp gần 38.000 ngàn phiếu. “Con số rất lớn so với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL. Chứng tỏ đây là sự nỗ lực của tỉnh và các ban ngành liên quan”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đoàn công tác trình bày những nội dung sẽ kiểm tra về công tác LLTP ở địa phương
Đoàn công tác trình bày những nội dung sẽ kiểm tra về công tác LLTP ở địa phương
Ông Trần Văn Khái, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang thay mặt UBND tỉnh báo cáo trước đoàn công tác.
Ông Trần Văn Khái, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang thay mặt UBND tỉnh báo cáo trước đoàn công tác.

Về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, tỉnh cũng đã ban hành quy chế cung cấp thông tin và đã đưa vào CSDL chung một lượng thông tin rất lớn. “Qua đó làm đầu vào quan trọng trong xây dựng CSDL tại địa bàn. Đối với Bộ, việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP là nhiệm vụ “xương sống”, nhiệm vụ nền tảng. Nếu không có  cơ sở dữ liệu sẽ không thể cấp nhanh, cấp đúng hạn được. Làm một hồ sơ mà đi nhiều ban ngành xác minh thì rất tốn thời gian”, Thứ trưởng khẳng định .

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý, Sở còn số lượng lớn thông tin chưa đưa vào cơ sở dữ liệu. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục vào cuộc, tìm giải pháp nào đó như thuê, động viên khuyến khích làm ngoài giờ để giải quyết vấn đề này. “Thông tin được gửi đến nhưng xếp vào hàng lang, không đưa vào khai thác cũng như không”, Thứ trưởng nói. Ngoài ra, cũng phải đặc biệt quan tâm đến chức năng, nhiệm vụ thanh kiểm tra đảm bảo triển khai đồng bộ trên địa bàn.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm tổ chức thi hành luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tỉnh cần tập trung quan tâm đến nguồn lực, điều kiện để thực hiện tốt hơn công tác này. Đồng thời, các đơn vị Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan THADS cũng phải thực hiện có trách nhiệm, có hiệu quả nhất quy chế phối hợp với Sở Tư pháp để có đầy đủ thông tin đầu vào cho cơ sở dữ liệu tại địa phương.

Đọc thêm