Xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm động lực phát triển của vùng Tây Nguyên

(PLVN) -Chiều 17/1, tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng và quyết tâm xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm động lực phát triển của vùng Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực, nhằm thúc đẩy Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk

Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Về phía tỉnh Đắk Lắk có ông Nguyễn Đình Trung Bí thư Tỉnh ủy; ông Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực tỉnh; ông Phạm Ngọc Nghị, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Y Biê Niê, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; Cùng đại diện các nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Nhiều tiềm năng lợi thế đặc biệt

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cho biết: Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đắk Lắk. Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc quy hoạch đối với sự phát triển của tỉnh, xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước, là công cụ cần thiết trong quá trình quản lý, điều hành thống nhất, xuyên suốt kế hoạch phát triển KT-XH cũng như phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại Hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại Hội nghị

Có thể thấy, quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo thêm động lực, sức lan tỏa trong thu hút đầu tư phát triển không chỉ đối với Đắk Lắk mà còn của cả khu vực Tây Nguyên.Vấn đề quan trọng đặt ra là phải làm sao để tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, khoa học các quy hoạch, cơ chế, chính sách mà Quy hoạch đề ra.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao, biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã đạt được trong suốt chặng đường vừa qua. Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk được công bố hôm nay, được xây dựng trên những lợi thế từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thế mạnh từ con người của thủ phủ Tây Nguyên. Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển về kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Để quy hoạch trên phát huy được trong thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý tầm trọng của việc quy hoạch, mặc dù Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng có quá trình phát triển đi sau nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng với những tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhà từ thiên nhiên, vị trí cùng các bài học kinh nghiệm của các tỉnh, đô thị phát triển đi trước nên dễ dàng giải quyết được các bài toán còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực. Như quy hoạch đồng bộ, hướng tới tương lai, bảo tồn và phát triển, liên kết tỉnh, liên kết vùng, liên kết quốc gia. Sau khi có quy hoạch cần có kế hoạch triển khai, muốn làm tốt điều này lãnh đạo các bộ, ngành, cùng các địa phương trong vùng cần ngồi lại với nhau để tạo sự đồng thuận, đưa ra các giải pháp đồng bộ mới phát huy hiệu quả cao nhất.

Có thể thấy với những tiềm năng nắng, gió (năng lượng xanh), điều kiện tự nhiên cùng các lợi thế đặc biệt cùng với quyết tâm cao độ từ Trung ương đến địa phương, Đắk Lắk hoàn toàn có thể phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo động lực cho kinh tế đô thị đồng bộ, trở thành vùng đất đáng sống, thu hút tốt đầu tư, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Cần khẳng định du lịch chắc chắn là điểm mạnh của Đắk Lắk, nếu các tỉnh Tây Nguyên tạo thành một con đường mà trong đó lấy tiềm năng, lợi thế từ cảnh quan tự nhiên, thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và nguyên sơ sẽ khiến các ngành du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng gắn với văn hóa, bản sắc dân tộc vô cùng phát triển. Về mặt này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần quan tâm, sớm tham mưu cho Đắk Lắk cùng các địa phương lựa chọn được hướng đi thích hợp, kế hoạch phát triển bài bản. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là một minh chứng sống cho thấy du lịch dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương.. ./.

Đọc thêm