Bệnh nhân T. Đ. K (SN 2004, ngụ An Giang) nhập viện với tình trạng vết thương đứt lìa bàn tay phải ở vị trí cổ tay, chéo vát từ nếp gấp cổ tay đến khớp bàn ngón 5, vết đứt sắc gọn, nhiều dị vật.
Thấy tình trạng bệnh nhân rất khẩn cấp. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp huy động ê-kíp phẫu thuật, chạy đua với thời gian nhằm cứu bàn tay cho bệnh nhân. Các bác sĩ đã phẫu thuật suốt 6 giờ trong đêm để khâu nối phục hồi lại toàn bộ giải phẫu cho bàn tay bị đứt lìa bao gồm cố định xương, khâu nối mạch máu, thần kinh, gân gấp, dân duỗi.
Ê kíp đang phẩu thuật cho bệnh nhân |
Khi khâu nối mạch máu, các bác sĩ sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng Coupler (dụng cụ bấm nối vi phẫu 2 đầu mạch máu không cần dùng chỉ khâu). Nhờ áp dụng kỹ thuật này nên thời gian khâu nối mạch máu được rút ngắn, phục hồi tưới máu bàn tay được sớm hơn, tập trung thời gian để khâu nối thần kinh, gân gấp, gân duỗi. Kỹ thuật này đã được bệnh viện áp dụng nhiều năm qua giúp rất nhiều bệnh nhân cải thiện tình trạng tổn thương đứt mạch máu chi.
Sau khâu nối , bàn tay hồng trở lại , các ngón tay cử động tốt |
Theo Bs.CK2 Huỳnh Thống Em - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BV, vi phẫu nối chi thể bị đứt lìa khá phức tạp, các thao tác nối lại rất khó, cần sự khéo léo, tập trung cao độ, phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm dày dặn để phẫu thuật vi phẫu. Ở trường hợp này bệnh nhân đã được sơ cứu ban đầu tốt từ tuyến trước. Phần chi bị tổn thương của bệnh nhân đã được băng ép, cầm máu, phần bàn tay bị đứt được bọc kín trong túi nylon và cho vào chậu nước đá và chuyển đến bệnh viện sớm.
Để chi thể bị đứt rời sống được và phục hồi tốt chức năng thì yêu cầu của cuộc phẫu thuật là phải khôi phục lại tất cả các thành phần bị đứt như: kết hợp xương, khâu nối gân cơ, và đặc biệt là phải khâu nối lại các mạch máu, thần kinh.