Yên Bái tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số những năm qua là nhân tố then chốt, đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng.

Từ 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 22.899 cán bộ, công chức là người DTTS được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trên các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, y tế, lý luận chính trị cho cán bộ quản lý các cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn... Sau đào tạo, nhiều cán bộ đã phát huy tốt năng lực, sở trường tại nơi công tác.

Yên Bái là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước trong việc chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng.Yên Bái là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước trong việc chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng.

Anh Nguyễn Văn Toán - công chức văn hóa-xã hội của UBND xã Phan Thanh (huyện Lục Yên), quá trình tham gia các lớp đào tạo học tập, anh Toán luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, bám sát nhiệm vụ được giao, tìm hiểu đời sống, tâm tư, tình cảm của người dân, từ đó đề xuất, tham mưu với cấp ủy, chính quyền xã về hỗ trợ cho nhữn đối tượng được hưởng các chính sách đảm bảo kịp thời, đúng quy định, trong đó có chính sách làm nhà cho hộ nghèo và cận nghèo có khó khăn về nhà ở...

“Được cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng cử đi đào tạo, từ đó tôi có cơ hội để cống hiến, góp phần giúp địa phương hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị", anh Toán chia sẻ.

Hiện nay, ở Yên Bái, đảng viên là người DTTS chiếm 39,5% tổng số đảng viên toàn tỉnh; có trên 7.530 cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS (chiếm 31,5% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh). Hầu hết tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đều có cán bộ, công chức, viên chức người DTTS làm việc.

Tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt các chính sách thu hút, tạo nguồn, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ là người DTTS từ tỉnh đến cơ sở đạt hiệu quả thiết thực. Hiện nay, cấp tỉnh, tỷ lệ cán bộ là người DTTS quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là 14/61 người (chiếm 23%); quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý 5/20 người chiếm 25%.

Từ 2018 đến nay, tỉnh Yên Bái đã tuyển chọn được 210 cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia Đề án 11.Từ 2018 đến nay, tỉnh Yên Bái đã tuyển chọn được 210 cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia Đề án 11.

Cấp huyện, tỷ lệ cán bộ là người DTTS quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện 157/443 người (chiếm 35,4%), quy hoạch Ban Thường vụ huyện ủy quản lý 54/144 người (chiếm 37,5%).

Cấp xã, tỷ lệ cán bộ là người DTTS quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ xã 1.305/2.600 người (chiếm 50,2%); quy hoạch Ban Thường vụ 556/970 người (chiếm 57,3%).

Tỷ lệ cán bộ người DTTS trong cấp ủy và HĐND các cấp đều tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Theo đó, tỷ lệ cán bộ người DTTS trong cấp ủy tỉnh là 25%; trong cấp ủy cấp huyện là 31%; trong cấp ủy cấp xã là 38,4%.

Tỷ lệ người DTTS trong đại biểu Quốc hội tỉnh là 50%; trong đại biểu HĐND tỉnh là 44,64%; trong đại biểu HĐND cấp huyện là 40,6%; trong đại biểu HĐND cấp xã là 58,18%.

Tỉnh Yên Bái thực hiện đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc, phát triển kỹ năng làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ, công chức trong tình hình mới và sẵn sàng nguồn nhân lực cho các kỳ đại hội đảng bộ các cấp trong những năm tiếp theo.Tỉnh Yên Bái thực hiện đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc, phát triển kỹ năng làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ, công chức trong tình hình mới và sẵn sàng nguồn nhân lực cho các kỳ đại hội đảng bộ các cấp trong những năm tiếp theo.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: "Quan tâm xây dựng phương án quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ tại chỗ kết hợp với điều động, luân chuyển, biệt phái, tăng cường đi cơ sở nhằm tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sở trường, đồng thời rèn luyện kĩ năng lãnh đạo quản lý qua thực tiễn công tác. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, triển vọng phát triển để có phương án quản lý, sử dụng cán bộ trong thời gian tiếp theo".

Sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ những năm qua là nhân tố then chốt, góp phần vào sự phát triển đi lên của tỉnh Yên Bái. Trước những yêu cầu đặt ra cho sự phát triển của quê hương, đất nước hiện nay, cấp ủy các cấp cần tiếp tục bám sát quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và điều kiện cụ thể địa phương, đơn vị để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ.

Chú trọng công tác phát hiện, tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, tiếp tục khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ, để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, xây dựng tỉnh Yên Bái “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Đọc thêm