1. Nó lây lan như thế nào?
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đang cố gắng hết sức để ngăn chặn tỷ lệ lây nhiễm, bao gồm các biện pháp nghiêm ngặt, nhưng bí ẩn lớn nhất của đại dịch Covid-19 là chúng ta không biết nó lây lan như thế nào. Mặc dù trước đó người ta tin SARS-CoV-2 chỉ có thể lây lan qua tiếp xúc vật lý, qua giọt bắn, nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể virus này còn có những đường lan truyền khác và đến giờ họ vẫn đang nỗ lực đi tìm lời giải chính xác cho vấn đề này.
2. Đường lây truyền vô hình
Dù hơn 2,3 triệu người đã bị nhiễm bệnh, nhưng bản thân họ lại cũng đang là nguồn lây bệnh tiềm tàng. Vì thế, một trong những biện pháp mà chúng ta áp dụng là cách ly. Nhưng, đáng lo ngại là đã xuất hiện những trường hợp nhiễm bệnh mà không có bất kỳ con đường lây nhiễm cụ thể nào. Ví dụ, bệnh nhân nhiễm virus corona đầu tiên ở Mỹ là một người đàn ông ở California không hề tiếp xúc với bất kỳ vật chủ tiềm năng nào...
3. Bệnh nhân hồi phục như thế nào?
Tại thời điểm này, hơn 567.000 người đã hồi phục, nhưng đối với các chuyên gia y tế, “làm thế nào bệnh nhân hồi phục?” vẫn là một câu hỏi ngỏ. Thông thường đối với các bệnh khác, bệnh nhân hồi phục bằng cách phát triển các kháng thể giúp chống lại căn bệnh đó và bảo vệ cơ thể họ trước các cuộc tấn công trong tương lai bởi một chủng tương tự. Nhưng điều đó không đúng với số lượng lớn bệnh nhân COVID-19 hồi phục và các nhà nghiên cứu đang tìm cách để hiểu lý do. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc, cơ thể hầu hết các trường hợp hồi phục đã phát triển các kháng thể đặc biệt đối với chủng SARS-CoV-2, tuy nhiên, vẫn có 30% bệnh nhân không có dấu hiệu của những kháng thể đó hoặc bất kỳ kháng thể nào khác, và không rõ cơ thể họ đã hồi phục như thế nào.
4. Tại sao trẻ em giỏi chống chọi với SARS-CoV-2?
So với tỷ lệ tử vong ở người lớn, số ca tử vong ở trẻ em, rất may, gần như không đáng kể. Đây cũng là một điều các nhà khoa học chưa có lời giải thích thỏa đáng, dù rằng, trên thực tế, trẻ em thường có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, như cúm thông thường.
5. Có bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng nào
Đây cũng là một bí ẩn nữa của bệnh COVID-19. Không giống các bệnh khác, có nhiều người nhiễm bệnh có thể sống với mức độ nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng nào, vì thế, giúp SARS-CoV-2 tiếp cận và lây lan cho nhiều người hơn bất kỳ bệnh nào.
Đến giờ, chưa thể thống kê được có bao nhiêu người bị nhiễm SARS-CoV-2 mà không có triệu chứng, vì ngoài những người nhận biết được qua xét nghiệm, đến giờ, vẫn còn nhiều người có thể đã nhiễm virus nhưng không biết và đang vô tình lây bệnh trong cộng đồng.
6. Thử nghiệm âm tính, và sau đó dương tính trở lại
Nhiều bệnh nhân đã được công bố phục hồi sau 2-3 lần xét nghiệm âm tính, sau đó xét nghiệm lại cho kết quả dương tính, tạo ra nghi ngờ về chính các phương pháp và công cụ mà chúng ta sử dụng để kiểm tra. Theo một số chuyên gia, virus có thể có khả năng tự kích hoạt lại, hoặc có thể là bệnh nhân bị tái nhiễm. Vì thế, trong khi chờ tìm ra câu trả lời chính xác, WHO yêu cầu tất cả các bệnh nhân hồi phục nên xét nghiệm corona virus 2 lần, với khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ giữa các lần kiểm tra.
7. Sự biến đổi của nó trong con người
Sinh học virus có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nó, mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại câu hỏi, virus SARS-CoV-2 lây nhiễm ở người như thế nào. Loại virus hiện tại dường như đã biết cách lây nhiễm và hủy diệt ngay từ đầu, vì nó đã không có thay đổi đáng kể nào kể từ khi đại dịch bùng phát. Điều đó không có nghĩa là nó không đột biến, mặc dù không có đột biến nào chiếm được ưu thế so với bản gốc.
8. Chúng ta vẫn không hiểu khía cạnh sinh học của nó
“Cấu trúc sinh học cơ bản của virus như thế nào” vẫn là thách thức đối với các nhà khoa học. Chúng ta biết rằng nó có hình dạng giống như một quả bóng với những chiếc gai để đột nhập vào tế bào sống, nhưng chính xác làm thế nào mà nó có tốc độ lây lan nhanh như vậy vẫn là một bí ẩn.
9. Con người có thể truyền nhiễm cho động vật?
Một trong những tranh cãi về đại dịch COVID-19, là có đúng nó đến từ động vật hay không, vì như dơi, tê tê…Các nhà khoa học cũng chưa giải thích được cách virus đột biến ở người đang lây truyền trở lại cho động vật: Một con hổ tại vườn thú Bronx gần đây đã được chẩn đoán bị nhiễm chủng Covid-19; 15% số mèo ở Vũ Hán cũng đã nhiễm bệnh này…
10. Tại sao những người trẻ, khỏe cũng bị chết?
Một trong những chi tiết đáng quan tâm nhất của đại dịch là tỷ lệ tử vong cao ở người cao tuổi. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người trẻ tuổi miễn dịch - khá nhiều người trong số họ cũng đã chết vì virus. Đây là một phần của câu hỏi về cách virus ảnh hưởng đến các nhóm người theo nhiều cách khác nhau và câu trả lời có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ngăn chặn sự bùng phát có khả năng gây tử vong trong tương lai.