10 loại thực phẩm cho vào lò vi sóng sẽ gây hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khoẻ

(PLVN) - Thực tế có một số loại thực phẩm và món ăn tốt nhất không nên hâm nóng hoặc làm chín trong lò vi sóng. Cũng tìm hiểu đó là những món nào và tại sao đã đến lúc thay đổi những thói quen xấu của bạn.

1. 10 loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng

1.1 Không nấu trứng trong lò vi sóng

Nhiều người nghĩ nấu trứng đơn giản nên muốn làm chín trứng trong lò vi sóng cho tiện. Tuy nhiên, trứng là thực phẩm rất dễ vỡ và nhạy cảm với nhiệt cho nên trứng có khả năng phát nổ dưới tác dụng của bức xạ.

Vì vậy, để tránh trứng bị nổ tung toé trong lò vi sóng, bạn nên làm chín trứng bằng chảo hoặc nồi hấp.

Làm chín trứng trong lò vi sóng có thể gây bỏng do nổ.

1.2 Tránh làm nóng nước sốt cà chua

Có một số lý do tại sao hâm nóng nước sốt cà chua trong lò vi sóng là một ý tưởng tồi. Khi nó nóng lên, các bong bóng hơi do chất lỏng sôi tạo ra sẽ vỡ tung và bám khắp phía trong lò vi sóng.

Để không phải lau dọn lò và tránh cho món sốt bị khô, hãy đun sốt cà chua trong nồi, bạn có thể thêm dầu hoặc chút nước để đạt độ sánh cần thiết.


Nước sốt sẽ bị trào và bắn ra khắp lò.

1.3 Không để trái cây và rau có vỏ trong lò

Cho dù đó là cà chua, đậu Hà Lan hay ngô, hãy tránh làm nóng chúng trong lò vi sóng. Những loại trái cây và rau quả này có đặc điểm là chứa nhiều nước và có một lớp vỏ mỏng. Khi làm nóng, nước bên trong sẽ quá nóng và gây nổ vỏ thực phẩm. Một hậu quả có thể rất nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến bỏng.

Đặc biệt bạn không bao giờ được cho nho vào lò vi sóng. Khi chúng bị đốt nóng bởi bức xạ, chúng có một phản ứng hóa học: tạo ra tia lửa. Để tránh bắt lửa trong bếp, hãy để chúng càng xa lò vi sóng càng tốt.

1.4 Không nấu gà trong lò vi sóng

Thịt gà là một loại thịt trắng đặc biệt thú vị vì ngoài chất lượng dinh dưỡng và hương vị, nó còn nấu rất nhanh. Đôi khi, chúng ta thậm chí có thể muốn nấu nó trực tiếp trong lò vi sóng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này không nên chút nào. Nấu gà trong lò vi sóng không những khiến thịt gà không chín đều mà nhiệt độ không đủ để tiêu diệt hết vi khuẩn có trong thịt gà.

Vì vậy, với món thịt gà, bạn nên nấu nướng hoàn toàn trong chảo, trong lò nướng hoặc trên vỉ nướng. Chỉ sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn.


Nên sử dụng nồi hoặc chảo để làm chín hoàn toàn thịt gà.

1.5 Tránh hâm nóng động vật có vỏ

Trai, sò, nghêu, sò điệp hoàn toàn không nên cho vào lò vi sóng. Nguyên nhân chính là do khi đun nóng, các loại vỏ sẽ bị nổ. Nếu bạn quyết định lấy chúng ra khỏi vỏ để hạn chế rủi ro, thì chính kết cấu và hương vị của chúng sẽ khiến bạn thay đổi. Dưới tác dụng của tia bức xạ, phần ăn được sẽ bị nhão và có mùi vô cùng khó chịu trong miệng. Vì vậy, hãy thưởng thức món hải sản yêu thích của bạn bằng cách cho vào lò nướng hoặc đơn giản là hấp trong nồi để giữ được hương vị thơm ngon.

1.6 Khoai tây

Ngay cả khi chúng ta ăn khoai tây chiên hoặc một món nghiền ngon, loại củ này vẫn nguy hiểm nhất khi cho vào lò vi sóng. Lý do là các phân tử được gọi là glycoalkaloid sẽ được tạo thành và nhân lên khi tiếp xúc với nhiệt vi sóng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, trường hợp xấu nhất là chảy máu đường ruột.

1.7 Những món ăn từ nấm

Nấm nổi tiếng có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại rau củ khác. Tuy nhiên, chúng nên được ăn ngay sau khi chế biến. Không nên hâm nóng món ăn từ nấm vì khi được làm nóng lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ bị biến chất thành độc hại cho dạ dày.

Hâm nóng lại món ăn từ nấm có thể gây độc cho cơ thể.

1.8 Cần tây

Loại rau này chứa các phân tử nitrat, chất này trở thành chất gây ung thư dưới tia cực tím. Tương tự với rau diếp hoặc rau bina.

1.9 Các loại dầu

Các loại dầu thường dùng để nấu ăn như dầu ôliu, dầu hạt nho, dầu hạt cải, dầu lạc,… không phải là chất lỏng. Bản chất của chúng là chất béo, khi được đun nóng, chúng sản sinh ra axit gây trào ngược dạ dày.

1.10 Món cơm thập cẩm

Món cơm thập cẩm bao gồm nhiều thành phần trộn lẫn và đã được làm chín. Việc hâm nóng các thành phần này đôi khi thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật, gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên tránh cho những thực phẩm này vào lò vi sóng.

Không nên hâm lại món cơm rang trong lò vi sóng.

2. Những vật liệu nào nên và không nên sử dụng trong lò vi sóng?

Những vật liệu bằng kim loại không được sử dụng trong lò vi sóng vì nó sẽ phản xạ sóng trước khi cho chúng đi qua, tạo ra tia lửa điện hoặc điện giật và do đó có nguy cơ làm hỏng thiết bị của bạn. Tương tự như vậy đối với các vật liệu như pha lê, đất nung hoặc đồ bằng nhựa.

Do đó, tốt hơn là sử dụng đồ đựng bằng thủy tinh, gốm, sứ không trang trí, cũng như nhựa thích hợp. Và bên cạnh đó, làm thế nào để bạn biết rằng nhựa là phù hợp? Bởi vì nó sẽ được ký hiệu mang nội dung "an toàn trong lò vi sóng" hoặc mang biểu tượng "lò vi sóng".

Một số ký hiệu quen thuộc trên đồ nhựa. Hình phía trên bên phải đảm bảo đồ nhựa có thể được sử dụng với lò vi sóng.

3. 10 sai lầm hầu hết chúng ta đều mắc phải khi sử dụng lò vi sóng

Lò vi sóng đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, nhưng liệu chúng ta đã biết cách sử dụng đúng cách chưa? Dưới đây là những sai lầm chúng ta thường mắc phải khi sử dụng lò vi sóng.

3.1 Không đậy thức ăn

Thêm nắp đậy dành riêng cho lò vi sóng để hâm nóng thức ăn. Điều này sẽ giúp chúng không bị cháy và bạn sẽ tránh được thức ăn bắn lên thành lò vi sóng.

3.2 Rã đông thịt

Nhiều người thường tận dụng lò vi sóng để rã đông thịt cá. Nhưng đây là một sai lầm lớn. Khi làm rã đông với lò vi sóng, thịt thường bị chín và dai, rất khó chế biến. Khi bạn rã đông hải sản như tôm hoặc thịt sò sẽ khiến các loại này bị chảy nước và mất hương vị.

3.3 Hâm nóng lại bánh pizza hoặc khoai tây chiên

Các món ăn cần độ giòn như pizza hoặc khoai tây chiên không nên được làm nóng bằng lò vi sóng. Đun nóng theo cách này sẽ khiến cho những món ăn này trở nên mềm và dai hơn. Món ăn của bạn sẽ trở thành "thảm hoạ". Để đạt được độ giòn mong muốn, tốt nhất bạn nên dùng cách áp chảo hoặc nướng trong lò nướng truyền thống.

3.4 Sử dụng đĩa hoặc bát melamine

Bạn muốn hâm nóng thức ăn cho bé bằng lò vi sóng? Hãy cẩn thận, những chiếc đĩa nhựa cứng xinh xắn hình chú ếch hay trang trí những bông hoa xinh xắn đều được làm bằng melamine. Vật liệu này không được tạo ra để đi qua lò vi sóng, nó trở nên độc hại khi đun nóng và con bạn có thể bị nhiễm độc.

3.5 Đun nóng trong hộp đất nung hoặc nhựa

Bát đĩa bằng đất nung kết cấu xốp và dễ dàng hấp thụ tia vi sóng khiến cho thức ăn không đủ độ nóng cần thiết. Vì vậy nên tránh đựng thức ăn bằng bát đĩa với chất liệu đất nung.

Hộp hay đồ đựng bằng nhựa cũng không nên sử dụng trong lò vi sóng vì khả năng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn. Với một số loại nhựa được đánh dấu "an toàn cho lò vi sóng" thì bạn có thể sử dụng nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế.

Chất liệu thuỷ tinh hoặc sứ là an toàn, nhưng bạn vẫn nên chọn loại bát đĩa trắng không có hoa văn để đảm bảo an toàn.

3.7 Dùng đĩa có viền vàng

Với bát đĩa sứ viền vàng hoặc bất kỳ trang trí nào có một chút kim loại, bạn có thể thấy những tia chớp ngộ nghĩnh trong lò vi sóng của mình và kèm theo đó là lớp mạ bị nham nhở làm hỏng món đồ của bạn.

3.8 Cẩn thận khi đun sôi nước với lò vi sóng

Nếu bạn đun nước quá lâu trong một bình chứa rất mịn, các bong bóng sẽ không hình thành vì chúng cần tiếp xúc thô để bám vào. Ví dụ, nếu bạn nhúng một miếng đường, nước sẽ bắt đầu sôi đột ngột và có xu hướng trào ra. Hãy cảnh giác và không đun nước hoặc bất kỳ thức ăn nào khác quá lâu. Để giảm bớt nguy cơ sôi trào thức ăn, bạn nên đặt một que xiên hoặc đũa, thìa gỗ vào nước để bọt có thể hình thành khi sôi.

3.9 Không bao giờ trộn

Trong lò vi sóng, thức ăn không được làm nóng đều, một số phần của thức ăn đã đủ nóng và còn một số phần thức ăn vẫn lạnh. Vì vậy bạn nên chia nửa thời gian nấu và trộn đều thức ăn để phân phối nhiệt.

3.10 Không làm sạch lò vi sóng

Dù bạn có lau chùi thường xuyên vẫn không tránh khỏi tình trạng thức ăn bám bẩn xung quanh lò. Hãy thử áp dụng mẹo làm sạch lò vi sóng sau đây: đặt một bát nước với nước cốt chanh, vận hành lò để đun nóng trong vài phút, cho đến khi hơi nước đọng trên thành. Để nguội, sau đó sử dụng một miếng bọt biển để loại bỏ tất cả nước và bụi bẩn bám trên đó.

Làm sạch lò vi sóng với nước chanh khá hiệu quả.

Đọc thêm