111 năm lịch sử của quả cầu rơi đón giao thừa ở Quảng trường Thời đại

(PLO) - Tại New York (Mỹ), thả quả cầu rơi đúng giờ giao thừa là biểu tượng không thể thiếu trong dịp đón chào năm mới tưng bừng ở Quảng trường Thời đại. Truyền thống này có từ năm 1907.
Diễn ra thường niên tại Quảng trường Thời đại (Times Square) nổi tiếng ở New York, thả quả cầu rơi vào thời khắc giao thừa là truyền thống mừng năm mới nổi tiếng của Mỹ, thu hút sự chú ý toàn thế giới. Với lịch sử hơn một thế kỷ, quả cầu rơi tượng trưng cho sự khởi đầu này có nhiều thay đổi thú vị theo thời gian. Hãy cùng ngược về quá khứ qua những dấu mốc sau.Ảnh: L'Etage Magazine.
 Diễn ra thường niên tại Quảng trường Thời đại (Times Square) nổi tiếng ở New York, thả quả cầu rơi vào thời khắc giao thừa là truyền thống mừng năm mới nổi tiếng của Mỹ, thu hút sự chú ý toàn thế giới. Với lịch sử hơn một thế kỷ, quả cầu rơi tượng trưng cho sự khởi đầu này có nhiều thay đổi thú vị theo thời gian. Hãy cùng ngược về quá khứ qua những dấu mốc sau.Ảnh: L'Etage Magazine.
Trước những năm 1900: Khi chưa có truyền thống thả quả cầu rơi tại Quảng trường Thời đại, người Mỹ thường tập trung trước nhà thờ Trinity cạnh Phố Wall ở Manhattan, trung tâm thành phố để đón giao thừa. Đồng hồ vừa điểm cũng là lúc những tiếng chuông ngân vang mừng năm mới. Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi trụ sở tờ The New York Times chuyển đến góc phố 46 và Broadway. Như cách để thu hút sự chú ý của nhiều người, công ty này bắt đầu trình diễn bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Ảnh: New York Public Library.
Trước những năm 1900: Khi chưa có truyền thống thả quả cầu rơi tại Quảng trường Thời đại, người Mỹ thường tập trung trước nhà thờ Trinity cạnh Phố Wall ở Manhattan, trung tâm thành phố để đón giao thừa. Đồng hồ vừa điểm cũng là lúc những tiếng chuông ngân vang mừng năm mới. Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi trụ sở tờ The New York Times chuyển đến góc phố 46 và Broadway. Như cách để thu hút sự chú ý của nhiều người, công ty này bắt đầu trình diễn bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Ảnh: New York Public Library. 
1907: Quảng trường Thời đại dần trở thành điểm đón giao thừa quen thuộc ở New York. Khi pháo hoa bị cấm năm 1907, chủ tờ The New York Times là Adolph Ochs đã đưa ra một kế hoạch mới. Ông quyết định sử dụng cách thả quả cầu vào một thời điểm nhất định, như truyền thống của các thủy thủ trên biển. Làm bằng sắt và gỗ với đường kính hơn 1,5 m, nặng gần 320 kg, điểm thêm 100 bóng đèn, quả cầu rơi đầu tiên ở Quảng trường Thời đại ra đời từ đó. Ảnh: Library of Congress.
 1907: Quảng trường Thời đại dần trở thành điểm đón giao thừa quen thuộc ở New York. Khi pháo hoa bị cấm năm 1907, chủ tờ The New York Times là Adolph Ochs đã đưa ra một kế hoạch mới. Ông quyết định sử dụng cách thả quả cầu vào một thời điểm nhất định, như truyền thống của các thủy thủ trên biển. Làm bằng sắt và gỗ với đường kính hơn 1,5 m, nặng gần 320 kg, điểm thêm 100 bóng đèn, quả cầu rơi đầu tiên ở Quảng trường Thời đại ra đời từ đó. Ảnh: Library of Congress.
Những năm 1920: Vào thời gian này, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại được thiết kế lại bằng sắt rèn, thay thế chất liệu sắt, gỗ nguyên bản. Quả cầu mới nhẹ hơn trước, nặng chỉ hơn 180 kg. Trong ảnh là Quảng trường Thời đại năm 1921. Ảnh: New York Public Library.
Những năm 1920: Vào thời gian này, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại được thiết kế lại bằng sắt rèn, thay thế chất liệu sắt, gỗ nguyên bản. Quả cầu mới nhẹ hơn trước, nặng chỉ hơn 180 kg. Trong ảnh là Quảng trường Thời đại năm 1921. Ảnh: New York Public Library. 
1942-1943: Từ năm 1907, quả cầu ở Quảng trường Thời đại vẫn được thả rơi hàng năm. Tuy nhiên vào những năm 1942-1943 trong Thế chiến II, mọi người vẫn tập trung tại Quảng trường Thời đại vào đêm giao thừa nhưng không có quả cầu nào được thả, vì muốn bảo vệ thành phố khỏi những cuộc tấn công. Thay vào đó, sẽ có một khoảnh khắc im lặng lúc nửa đêm và sau đó tiếng chuông nhà thờ vang lên. Ảnh: Tom Fitzsimmons.
1942-1943: Từ năm 1907, quả cầu ở Quảng trường Thời đại vẫn được thả rơi hàng năm. Tuy nhiên vào những năm 1942-1943 trong Thế chiến II, mọi người vẫn tập trung tại Quảng trường Thời đại vào đêm giao thừa nhưng không có quả cầu nào được thả, vì muốn bảo vệ thành phố khỏi những cuộc tấn công. Thay vào đó, sẽ có một khoảnh khắc im lặng lúc nửa đêm và sau đó tiếng chuông nhà thờ vang lên. Ảnh: Tom Fitzsimmons. 
1955: Quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại được tái tạo và làm hoàn toàn bằng nhôm. Trong ảnh là Russ Brown, giám đốc tòa nhà One Times Square cùng quả cầu rơi bằng nhôm chỉ nặng gần 70 kg, nhẹ hơn rất nhiều so với các phiên bản trước đó. Ảnh: AP.
1955: Quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại được tái tạo và làm hoàn toàn bằng nhôm. Trong ảnh là Russ Brown, giám đốc tòa nhà One Times Square cùng quả cầu rơi bằng nhôm chỉ nặng gần 70 kg, nhẹ hơn rất nhiều so với các phiên bản trước đó. Ảnh: AP. 
Những năm 1980: Trong thời kỳ này, quả cầu rơi bằng nhôm ở Quảng trường Thời đại đã được "hô biến" thành hình... quả táo. Người ta gắn bóng đèn đỏ cho phần quả và bóng đèn xanh lá cây cho phần cuống lá để trông giống quả táo thật. Đây là một phần của chiến dịch tiếp thị I Love New York (Tôi yêu New York) nổi tiếng, đưa thương hiệu "quả táo lớn" New York vang xa. Ảnh: AP.
 Những năm 1980: Trong thời kỳ này, quả cầu rơi bằng nhôm ở Quảng trường Thời đại đã được "hô biến" thành hình... quả táo. Người ta gắn bóng đèn đỏ cho phần quả và bóng đèn xanh lá cây cho phần cuống lá để trông giống quả táo thật. Đây là một phần của chiến dịch tiếp thị I Love New York (Tôi yêu New York) nổi tiếng, đưa thương hiệu "quả táo lớn" New York vang xa. Ảnh: AP.
Quả cầu rơi hình táo tồn tại đến năm 1988. Sau chiến dịch I Love New York, từ năm 1989, biểu tượng này trở lại dạng nhôm cùng bóng đèn trắng ban đầu và có vài cải tiến nhỏ. Ảnh: AP.
 Quả cầu rơi hình táo tồn tại đến năm 1988. Sau chiến dịch I Love New York, từ năm 1989, biểu tượng này trở lại dạng nhôm cùng bóng đèn trắng ban đầu và có vài cải tiến nhỏ. Ảnh: AP.
1995: Đến năm 1995, người ta trang trí quả cầu rơi tại Quảng trường Thời đại bằng lớp "da nhôm", trang trí những chi tiết giả kim cương cùng đèn nhấp nháy như trong ảnh. Một nâng cấp quan trọng cho biểu tượng này lúc bấy giờ có lẽ là hệ thống máy tính điều khiển hạ quả cầu. Ảnh: Bebeto Matthews.
1995: Đến năm 1995, người ta trang trí quả cầu rơi tại Quảng trường Thời đại bằng lớp "da nhôm", trang trí những chi tiết giả kim cương cùng đèn nhấp nháy như trong ảnh. Một nâng cấp quan trọng cho biểu tượng này lúc bấy giờ có lẽ là hệ thống máy tính điều khiển hạ quả cầu. Ảnh: Bebeto Matthews. 
2000: Chào thiên niên kỷ mới, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại được thiết kế lại hoàn toàn bởi Waterford Crystal và Philips Lighting. Người ta trang trí quả cầu mới với pha lê rực rỡ cùng hệ thống chiếu sáng tân tiến nhất ở thời điểm này, thắp bừng lên giữa bầu trời đêm giao thừa. Ảnh: Lynsey Addario.
2000: Chào thiên niên kỷ mới, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại được thiết kế lại hoàn toàn bởi Waterford Crystal và Philips Lighting. Người ta trang trí quả cầu mới với pha lê rực rỡ cùng hệ thống chiếu sáng tân tiến nhất ở thời điểm này, thắp bừng lên giữa bầu trời đêm giao thừa. Ảnh: Lynsey Addario. 
Từ sau năm 2000, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại có những thay đổi đáng kể, trở nên phức tạp hơn trong thiết kế, lớn hơn về kích thước. Bức ảnh chụp năm 2003 là giây phút các công nhân kiểm tra quả cầu trang trí pha lê nặng gần 500 kg ở độ cao 121 m. Ảnh: Reuters.
Từ sau năm 2000, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại có những thay đổi đáng kể, trở nên phức tạp hơn trong thiết kế, lớn hơn về kích thước. Bức ảnh chụp năm 2003 là giây phút các công nhân kiểm tra quả cầu trang trí pha lê nặng gần 500 kg ở độ cao 121 m. Ảnh: Reuters. 
2007: Đánh dấu 100 năm ra đời, Waterford Crystal và Philips Lighting đã thiết kế lại quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại với diện mạo hoàn toàn khác. Đèn LED được sử dụng, có thể thay đổi màu sắc và làm lóa mắt người xem từ xa, không giống bất kỳ bóng đèn nào của các phiên bản trước đó. Ảnh: Reuters.
 2007: Đánh dấu 100 năm ra đời, Waterford Crystal và Philips Lighting đã thiết kế lại quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại với diện mạo hoàn toàn khác. Đèn LED được sử dụng, có thể thay đổi màu sắc và làm lóa mắt người xem từ xa, không giống bất kỳ bóng đèn nào của các phiên bản trước đó. Ảnh: Reuters. 
Người ta gọi phiên bản năm 2007 là Centennial Ball, tức Quả cầu trăm năm và sử dụng đến nay. Người công nhân trong ảnh đang thi công quả cầu rơi có mặt trong đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại đêm 31/12/2014. Ảnh: Reuters.
 Người ta gọi phiên bản năm 2007 là Centennial Ball, tức Quả cầu trăm năm và sử dụng đến nay. Người công nhân trong ảnh đang thi công quả cầu rơi có mặt trong đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại đêm 31/12/2014. Ảnh: Reuters. 
2018: Qua 111 năm, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại không ngừng được cải tiến. Phiên bản rực rỡ của năm 2018 nặng gần 5.400 kg, đường kính gần 4 m. Người ta trang trí quả cầu với 2.688 viên pha lê, 32.256 đèn LED, có khả năng hiển thị bảng màu lên đến 16 triệu màu sắc sống động. Đón chờ năm mới 2019, quả cầu độc đáo này lại hứa hẹn mang đến những giây phút thăng hoa cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Ảnh: Times Square Alliance.
 2018: Qua 111 năm, quả cầu rơi ở Quảng trường Thời đại không ngừng được cải tiến. Phiên bản rực rỡ của năm 2018 nặng gần 5.400 kg, đường kính gần 4 m. Người ta trang trí quả cầu với 2.688 viên pha lê, 32.256 đèn LED, có khả năng hiển thị bảng màu lên đến 16 triệu màu sắc sống động. Đón chờ năm mới 2019, quả cầu độc đáo này lại hứa hẹn mang đến những giây phút thăng hoa cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Ảnh: Times Square Alliance. 

Đọc thêm