1,4 triệu lượt người được trợ giúp pháp lý

 Tại TP HCM, hôm qua, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/1999 về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

 

 Tại TP HCM, hôm qua, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/1999 về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Với đối tượng tuyên truyền đặc thù này, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã căn cứ vào tình hình thực tế từng vùng mà lựa chọn những nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực để tuyên truyền, giáo dục.

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị Quyết liên tịch 01kjf
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị Quyết liên tịch 01

Nắm vai trò là cơ quan chủ trì và giữ vị trí trung tâm tiến hành triển khai thực hiện Nghị quyết, 10 năm qua, Bộ Tư pháp đã luôn tích cực chủ động trong mọi vấn đề. Bộ đã định kỳ hướng dẫn địa phương 6 tháng một lần danh mục sách, tài liệu cho tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.

Bộ cũng đã biên soạn hàng trăm loại tờ gấp, hơn 50 đầu tài liệu tuyên truyền các loại, trong số đó có 7 đầu sách hỏi - đáp pháp luật được dịch ra 10 tiếng dân tộc thiểu số khác nhau; hơn 20 đề cương tuyên truyền các nội dung pháp luật gắn bó mật thiết với nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ Tư pháp cũng đã chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí xây dựng 31 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, 26 câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”, 63 câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm” ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa tại 63 tỉnh, thành phố. 

Các cơ quan báo, tạp chí thuộc Bộ Tư pháp như Báo Pháp Luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Bộ đã có rất nhiều bài viết tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng là nông dân và đồng bào dân tộc. Việc tuyên truyền có định hướng đã góp phần giúp độc giả trong cả nước nắm được những thông tin đầy đủ về hoạt động PBGDPL.

Về phần mình,  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã biên soạn và phát hành nhiều sách, tài liệu, tuyên truyền pháp luật dưới dạng hỏi- đáp ngắn gọn, dễ hiểu về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chống các luận điệu của kẻ xấu và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; sách hướng dẫn xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở miền núi dân tộc và văn hóa phẩm giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc trong toàn quốc được dịch ra các tiếng như Thái, Dao, H’Mông, Ê Đê, Ba Na, Khơ Me…

Các Bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân cũng có rất nhiều hoạt động thiết thực để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết liên tịch. Mười năm qua, các đơn vị này đã tổ chức hàng trăm hội nghị, hàng vạn buổi sinh hoạt tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân với hàng trăm ngàn lượt người tham dự.

Bên cạnh những hình thức, phương pháp tuyên truyền xưa nay như trên các phương tiện truyền thông đại chúng, pano- áp phích, tờ gấp, đài truyền thanh xã, phường… thì tại hội nghị này, một số địa phương cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, những cách làm hay, mới và hiệu quả trong việc PBGDPL tới đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số như kết hợp với các chùa, nhà thờ để PBGDPL cho đồng bào Khơ Me, công giáo ở tỉnh Sóc Trăng…

Hiện nay, vấn đề sân khấu hóa việc PBGDPL rất được quan tâm. Các vở kịch, phóng sự, bộ phim bằng các thứ tiếng dân tộc đã bắt đầu xuất hiện và mang lại hiệu quả lớn trong việc PBGDPL cho đồng bào.

Đánh giá qua 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01, ông Nguyễn Duy Lãm - Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp - nói: “Nghị quyết liên tịch số 01 ra đời là bước cụ thể hóa chính sách quan tâm đến nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta.

Kết quả bước đầu qua 10 năm thực hiện, chứng tỏ sự ra đời kịp thời, đúng lúc của Nghị quyết liên tịch, đáp ứng yêu cầu của thực tế, được các địa phương hoan nghênh, là cơ sở để các cấp, ngành đẩy mạnh công tác PBGDPL cho các đối tượng ngày càng đi vào nền nếp, được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm hơn trước; nội dụng PBGDPL ngày càng được lựa chọn phù hợp, thiết thực với các đối tượng. Đây là một thành công lớn, là sự quyết tâm, nỗ lực hết mình của các Bộ, ngành cũng như các địa phương tham gia ký Nghị quyết liên tịch này".

Hệ thống tủ sách pháp luật không ngừng được mở rộng cả về quy mô và chất lượng, hiện cả nước đã có trên 11.000 tủ sách pháp luật ở xã phường, thị trấn với hàng triệu đầu sách. Cả nước đã có trên 115.000 tổ hòa giải với gần 623 ngàn hòa giải viên. Tỷ lệ hòa giải thành ngày càng đạt cao (khoảng 80%), góp phần giữ gìn đoàn kết trong nhân dân. Công tác trợ giúp pháp lý miễn phí, tư vấn pháp luật cũng đóng một vai trò không kém. Các Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã trợ giúp được trên 1,3 triệu vụ việc cho 1,4 triệu lượt đối tượng.
Ngọc Quý

Đọc thêm