250 công chức tư pháp hộ tịch được tập huấn kiến thức về xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và ATGT

(PLVN) - Nhằm nâng cao nhận thức pháp lý về ATGT, trang bị cho đội ngũ công chức tư pháp, hộ tịch kiến thức cơ bản, cần thiết liên quan đến việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh phát biểu khai mạc buổi tập huấn. Ảnh: PV
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh phát biểu khai mạc buổi tập huấn. Ảnh: PV

Sáng 4/10, Sở Tư pháp Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tuyên truyền Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho báo cáo viên và 250 đại biểu là chuyên viên trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; công chức tư pháp – hộ tịch các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Tư pháp Hà Tĩnh, tập huấn về nghiệp vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ quan trọng đã được ngành Tư pháp triển khai thực hiện từ năm 2017 và đến nay về cơ bản đã đi vào nền nếp, gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của các địa phương. Qua tổng hợp của Sở Tư pháp, năm 2021 toàn tỉnh Hà Tĩnh có 207/216, năm 2022 có 209/216 và năm 2023 có 211/216 xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn. Ảnh: PV

Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn. Ảnh: PV

Việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cơ bản bảo đảm theo quy định; gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, tăng cường dân chủ ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức thi hành pháp luật tại cơ sở và chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế. Do vậy, tại hội nghị, các đại biểu sẽ được giới thiệu các quy định của pháp luật, từ đó, củng cố kiến thức để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Thiếu tá Nguyễn Gia Phong – Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hà tĩnh giới thiệu Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: PV

Thiếu tá Nguyễn Gia Phong – Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hà tĩnh giới thiệu Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: PV

Tại buổi tập huấn các đại biểu là công chức Tư pháp cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn được cán bộ Sở Tư pháp truyền đạt và hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, các đại biểu được truyền đạt những điểm mới, những nội dung cơ bản của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

250 công chức tư pháp hộ tịch tại Hà Tĩnh được nghe kiến thức cơ bản, cần thiết liên quan đến việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và ATGT. Ảnh: PV

250 công chức tư pháp hộ tịch tại Hà Tĩnh được nghe kiến thức cơ bản, cần thiết liên quan đến việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và ATGT. Ảnh: PV

Tại hội nghị tập huấn các đại biểu đã được cán bộ Phòng CSGT (Công an tỉnh Hà Tĩnh) giới thiệu Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật có 9 chương, 89 điều, gồm các nội dung chính như: Quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ…

Hội nghị tập huấn lần này nhằm nâng cao nhận thức pháp lý về ATGT, trang bị cho đội ngũ công chức tư pháp, hộ tịch các kiến thức cơ bản, cần thiết liên quan đến việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức triển khai và thực hiện tại cơ sở.

Đọc thêm