4 cách giảm nhịp tim nhanh và giải pháp từ Ninh Tâm Vương

0:00 / 0:00
0:00
Điều trị nhịp tim nhanh sớm sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu và phòng chống được các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, ngưng tim, đột tử. Cùng tìm hiểu thêm về các cách điều trị nhịp tim nhanh trong bài viết dưới đây.

Áp dụng lối sống khoa học để ổn định nhịp tim

Trong nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y dược Quốc gia Hoa Kỳ, những người có thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, không hút thuốc, không béo phì thì sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tim nói chung và rối loạn nhịp tim nói riêng lên tới 50%. Bạn có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng, tập luyện giúp ổn định nhịp tim như sau:

● Thể dục thể thao mỗi ngày từ 30 phút - 1 tiếng với các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, yoga, tập thể dục nhịp điệu…

● Giảm cân nếu dư thừa cân nặng.

● Tập hít thở, hít sâu, thở chậm kèm tập thiền để ổn định nhịp tim.

● Không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

● Ăn nhạt, ăn giảm đường, tăng cường rau củ quả, khoai lang, khoai tây, các loại hạt đậu, đậu phụ, cà chua, bơ, chuối, táo, cá biển… hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ…

● Kiểm soát căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái, ngủ nghỉ đầy đủ.

Tập thể dục thường xuyên để ổn định nhịp tim

Tập thể dục thường xuyên để ổn định nhịp tim

Dùng thuốc điều trị nhịp tim nhanh

Các thuốc điều trị nhịp tim nhanh sẽ giúp người bệnh kiểm soát và giảm nhịp tim về ngưỡng an toàn từ 60-100 nhịp/ phút, giúp giảm gánh nặng cho tim hiệu quả. Các thuốc thường được sử dụng để điều trị nhịp tim nhanh có thể kể đến như sau:

Thuốc chẹn beta giao cảm

Đây là nhóm thuốc đầu tay của các bác sĩ khi kê đơn cho người bệnh điều trị nhịp tim nhanh. Thuốc chẹn beta hoạt động dựa trên cơ chế ức chế hoạt động của hormon adrenalin, giảm kích thích thần kinh từ đó giúp giảm nhịp tim hiệu quả. Ngoài làm giảm nhịp tim thuốc chẹn beta còn làm giảm huyết áp. Khi sử dụng thuốc, bạn nên chú ý đến những tác dụng phụ của thuốc như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp, vã mồ hôi.

Các thuốc thuộc nhóm chẹn beta giao cảm có thể kể đến như: Atenolol, propranolol, metoprolol…

Thuốc chẹn kênh canxi

Các thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc này dùng để điều trị nhịp tim nhanh có thể kể đến như verapamil, diltiazem… Thuốc chẹn kênh canxi hoạt động trên cơ chế ngăn cản sự di chuyển quá mức của ion canxi qua màng tế bào, giúp giảm co bóp cơ tim, giúp giãn mạch, tăng cường máu đến tim, làm giảm huyết áp. Thuốc chẹn kênh canxi thường kê đơn cho người bệnh bị nhịp tim nhanh có kèm tăng huyết áp, người có bệnh mạch vành, đau thắt ngực.

Thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, phát ban, phù chân… Vì thế trong quá trình sử dụng bạn cần theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt để phòng tránh các tác dụng phụ của thuốc.

Nên dùng thuốc điều trị nhịp tim nhanh theo chỉ định của bác sĩ

Nên dùng thuốc điều trị nhịp tim nhanh theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc chẹn kênh natri

Nhóm thuốc này giúp làm giảm nhịp tim nhanh nhờ cơ chế chẹn kênh natri, làm chậm dẫn truyền điện tim. Bao gồm các thuốc: Quinidin, procainamid, lidocaine…

Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim, đặc biệt là trên nhóm đối tượng người bệnh bị nhịp tim nhanh có kèm theo bệnh tim thực tổn. Vì thế bạn cần phải dùng thuốc và theo dõi nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chẹn kênh kali

Thuốc điển hình nhất của nhóm chẹn kênh kali là amiodarone. Thuốc giúp giảm nhịp tim nhờ cơ chế giảm khả năng phát xung động, kéo dài thời kỳ trơ cơ tim. Nhóm thuốc này được chỉ định để điều trị nhịp tim nhanh ở tâm thất. Thuốc có tác dụng phụ là làm nghiêm trọng hơn tình trạng nhịp tim nhanh thành các biến chứng nguy hiểm như xoắn đỉnh, ngừng tim. Vì vậy thuốc này bắt buộc phải dùng theo chỉ định của bác sĩ và được theo dõi nghiêm ngặt.

Phẫu thuật can thiệp giúp điều trị nhịp tim nhanh

Nếu người bệnh đã thay đổi lối sống và dùng thuốc mà vẫn bị nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng thì các bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật can thiệp trong điều trị nhịp tim nhanh có thể kể đến như:

● Đốt điện tim (RF): Có tỷ lệ thành công lên đến 95%, tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sau khi dùng phương pháp này có thể khỏi hoàn toàn nhịp tim nhanh và không phải dùng thuốc. Tuy nhiên đốt điện tim ẩn chứa rủi ro như nhiễm trùng, tái phát các ổ nhịp tim nhanh mới, phải đốt điện tim nhiều lần.

● Sốc điện chuyển nhịp: Sử dụng dòng điện có năng lượng phù hợp tác động vào hệ thống điện tim, giúp khôi phục và đưa nhịp tim về mức bình thường.

● Đặt máy khử rung tim: Được chỉ định trong các dạng rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm như nhịp nhanh thất, cuồng thất, xoắn đỉnh, rung nhĩ… Được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ cao ngừng tim, đột tử do nhịp tim nhanh.

Đốt điện tim trị nhịp tim nhanh có tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro

Đốt điện tim trị nhịp tim nhanh có tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro

Để thực hiện phẫu thuật điều trị nhịp tim nhanh, người bệnh nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch và thực hiện theo hướng dẫn của các y bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Dùng sản phẩm thảo dược Ninh Tâm Vương giúp hỗ trợ giảm nhịp tim nhanh

Để khắc phục những nhược điểm trong các phương pháp điều trị tây y, bên cạnh rèn luyện cho bản thân một lối sống khoa học, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ giảm tim đập nhanh.

Sự kết hợp giữa thảo dược đông y và thuốc điều trị tây y được xem là xu hướng mới trong hỗ trợ điều trị nhịp tim nhanh hiệu quả hiện nay. Để giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu do tim đập nhanh hiệu quả, bạn nên chọn sử dụng những loại thảo dược đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng giúp ổn định nhịp tim như Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng.

TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh

TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh

Ứng dụng điều này, sản phẩm thảo dược Ninh Tâm Vương với thành phần chính là cao Khổ sâm ra đời, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh dẫn đến hồi hộp, trống ngực, bồn chồn cho người hay mắc chứng lo âu, tim đập nhanh.

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên sử dụng sản phẩm thảo dược Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm tim đập nhanh với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần. Khi triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, vã mồ hôi được cải thiện, nhịp tim ổn định thì có thể giảm liều 2 viên/ngày, chia 2 lần. Người bệnh nhịp tim nhanh cũng nên dùng kiên trì từ 3-4 tháng để đạt hiệu quả ổn định nhịp tim và giảm triệu chứng tốt nhất.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu thêm về các cách điều trị nhịp tim nhanh. Để giảm được tình trạng hồi hộp, trống ngực do tim đập nhanh, bạn đừng quên áp dụng các phương pháp điều trị kể trên và sử dụng sản phẩm Ninh Tâm Vương hằng ngày bạn nhé.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đọc thêm