1. Thiếu tập luyện
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng tập luyện rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tâm thần.
Lười vận động có thể dẫn tới trầm cảm. Ru rú trong nhà cả ngày và không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể khiến con người ta trở nên lười biếng hoặc ăn quá nhiều.
Lười biếng và thân hình quá khổ là cách chắc chắn để đưa bản thân vào trạng thái trầm uất. Nó không chỉ làm giảm khả năng vận động cơ thể mà còn làm giảm cả sự tự tin.
Ngoài ra, khi cảm thấy trầm uất, thì tập luyện là thứ cuối cùng mà ta nhớ đến. Lúc đó bạn sẽ thích ngồi và khóc lóc hơn là đi lại. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là tập luyện sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn nếu bạn có nguy cơ bị trầm cảm.
Thói quen nằm trên giường hoặc thu mình trên ghế sô pha là ý tưởng thực sự tồi tệ. Não của chúng ta sẽ sản sinh ra những chất hóa học tạo cảm giác tốt như serotonin và dopamine. Tập luyện thậm chí chỉ 40 phút mỗi ngày cũng giúp não sản sinh nhiều những chất này hơn, giúp bạn luôn năng động và hưng phấn.
2. Chế độ ăn không hợp lý
Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho trí não. Những thực phẩm chứa chất béo omega-3 được xem là những “thực phẩm bổ não” vì chúng có vai trò thiết yếu đối với mô não khỏe mạnh.
Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất những chất béo này, vì thế phải lấy chúng từ thức ăn. Khi bạn không ăn những thực phẩm chứa đủ lượng chất béo omega 3, thì não sẽ dễ bị tổn thương trước sự tấn công của bệnh trầm cảm. Những thực phẩm như thịt thú rừng, cá nước lạnh và hải sản là nguồn chất béo này tốt nhất.
Ngoài ra còn có nhiều loại chế phẩm bổ sung. Mặc dù những chế phẩm này không phải lúc nào cũng ngon miệng, nhưng chúng giúp cho bộ não khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tấn công của bệnh trầm cảm.
Bạn cũng cần luôn nhớ rằng các thói quen xấu trong ăn uống cũng có vai trò đưa đến bệnh trầm cảm. Khi ăn uống lành mạnh, trí óc cũng sẽ lành mạnh.
3. Thói quen ngủ không đúng và stress
Nếu bạn thường xuyên để mình bị đói ngủ, thì bạn đang tạo ra hoàn cảnh lý tưởng cho bệnh trầm cảm. Các chuyên gia khuyên cần ngủ ít nhất từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Cũng cần có những “nề nếp” hợp lý khi đi ngủ. Đọc trên giường, dùng laptop trên giường hay thức khuya chỉ là những cách để tự tước đi giấc ngủ của chính mình. Nếu không được ngủ đủ, bạn sẽ trở nên dễ bị kích động và hoang tưởng, là nền tảng cho trạng thái trầm cảm. Còn nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, trí não sẽ luôn sáng suốt và sắc bén.
Hơn nữa, những người không ngủ đủ thường không làm tốt công việc, khiến họ bị stress và càng làm giảm năng suất. Càng bị stress, con người ta lại càng khó ngủ. Vòng luẩn quẩn không ngừng này dễ đưa ta đến với bệnh trầm cảm.
Khi một người không thể ngủ hoặc không thể làm tốt vai trò của mình, họ sẽ trở nên thất vọng và cảm thấy mình bị mắc kẹt. Khi bắt đầu thấy như thể mình không kiểm soát được những việc xảy ra trong đời, thì kết cục là con người ta sẽ có cảm giác trầm uất. Rất ít người biết rằng chỉ cần ngủ đủ là có thể ngăn chặn được bệnh trầm cảm.
4. Sống cô lập
Sống cô lập là con đường chắc chắn dẫn đến trầm cảm. Khi bạn lảng tránh bạn bè và người thân vì bất kỳ lý do gì, thì bạn đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho bệnh trầm cảm.
Cô lập là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm cho chính mình, về cả thể chất lẫn tinh thần. Theo các nhà nghiên cứu, những người có mạng lưới quan hệ xã hội vững chắc sẽ khó bị trầm cảm.
Có quan hệ gần gũi với bạn bè và người thân thực sự thúc đẩy hoạt động hóa học của não, làm giảm mức stress. Bất kể trong hoàn cảnh nào, thì việc giữ liên lạc với bạn bè và người thân luôn là điều quan trọng.
Không có những mối liên hệ này, năng lực tinh thần của ta sẽ sụp đổ và không còn khả năng đối phó với những những áp lực khác nhau của cuộc sống.
5. Hay lo nghĩ
Suy nghĩ tiêu cực là một trong những nguyên nhân chính của trầm cảm. Thường xuyên nghĩ về các mối đe dọa, sự chối bỏ, mất mát hay thất bại là cách chắc chắn đưa bạn đến với bệnh trầm cảm.
Có nhiều thứ trên thế giới này đơn giản là vượt khỏi tầm kiểm soát của ta, vì thế ta không cần phải suy nghĩ quá nhiều về chúng. Nghĩ về những thứ mà bạn không thể thay đổi được không chỉ khiến bạn trầm cảm mà còn khiến bạn phát điên. Với tất cả những áp lực của thế giới ngày nay, lo nghĩ quá nhiều đang trở thành ngòi nổ chính cho bệnh trầm cảm.
Điều quan trọng là bạn cần luôn điều chỉnh sự chú ý của mình vào những điều tích cực hơn thay vì dày vò bản thân vì những thứ không thể thay đổi được. Bạn cũng nên dành thời gian chất lượng cho những người gần gũi với mình. Lắng nghe những tâm sự hay những câu đùa của họ chắc chắn sẽ giúp tâm trí bạn nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, nếu có điều gì đó làm phiền bạn quá nhiều, hãy viết no ra giấy rồi ném đi. Điều này đơn giản là một hành động mang tính tượng trưng rằng bạn đã “quẳng gánh lo đi và vui sống”.