Al Qaeda và Bin Laden thiếu… tiền

Thiếu thốn tài chính, tổn thất lực lượng, suy giảm uy tín của tổ chức khủng bố Al-Qaeda và một nỗi ám ảnh về giấc mơ tấn công nước Mỹ của kẻ cầm đầu tổ chức, đó là một số nội dung Nhà Trắng nhận được trong các báo cáo của về các tài liệu thu được nơi Bin Laden ẩn nấp trong cuộc đột kích hôm 2/5, mới được tiết lộ.

Thiếu thốn tài chính, tổn thất lực lượng, suy giảm uy tín của tổ chức khủng bố Al-Qaeda và một nỗi ám ảnh về giấc mơ tấn công nước Mỹ của kẻ cầm đầu tổ chức, đó là một số nội dung Nhà Trắng nhận được trong các báo cáo của về các tài liệu thu được nơi Bin Laden ẩn nấp trong cuộc đột kích hôm 2/5, mới được tiết lộ.

Việc tấn công nước Mỹ đối với Bin Laden như một nỗi ám ảnh.
Việc tấn công nước Mỹ đối với Bin Laden như một nỗi ám ảnh.

Một nhóm các chuyên gia phân tích chính trị đã được thành lập có nhiệm vụ nghiên cứu những tài liệu thu thập được tại nơi Bin Laden ẩn nấp. Theo đó, có vẻ như Al-Qaeda đang ở trong tình thế không mấy sáng sủa. Một trong số họ đồng ý (với điều kiện giấu tên) tiết lộ với báo giới một vài thông tin khai thác được trong máy tính cá nhân của Bin Laden.

Ông này cho biết, hắn điều hành hoạt động của mạng lưới khủng bố chủ yếu bằng thư điện tử. Các bức thư đều được thực hiện trên máy cá nhân, rồi được sao chép ra đĩa và chuyển đến một máy tính khác, nơi có thể gửi cho thuộc cấp một cách an toàn, cho dù ở cách xa hàng nghìn dặm hoặc ở nước ngoài.

Cụm từ “khó khăn tài chính” xuất hiện thường xuyên trong các thư từ trao đổi với thuộc cấp. Một bức thư được xác định của kẻ cầm đầu Al-Qaeda với nội dung than vãn rằng họ đang thua trong cuộc “chiến tranh gián điệp” và không thể hoạt động được bằng số ngân sách ít ỏi chỉ vài nghìn USD. Đây là đơn vị phản gián có nhiệm vụ nhổ tận gốc những tên phản bội và gián điệp trong hàng ngũ của mình.

Lực lượng này đã hành hình hàng chục người bị tình nghi là kẻ đưa tin. Một số xác chết dược tim thấy với ghi chú kèm theo rằng người chết là một gián điệp của Mỹ. Trong thư, hắn cũng đề xuất ý tưởng làm thế nào để công tác phản gián hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, giải pháp có vẻ hiệu quả nhất là hạn chế các cuộc họp và phong trào nổi dậy cũng sẽ cản trở hoạt động của Al-Qaeda.

Thậm chí, trong thư của Bin Laden gửi đi cũng có đoạn nói về tình hình tài chính khó khăn của mạng lưới. Để giải quyết vấn đề này, trong một bức thư gửi cho Atiyah abd al-Rahman – tên đầu sỏ ở vị trí thứ 3 của Al Qaeda trước khi Bin Laden chết – vào mùa xuân năm 2010, hắn hướng dẫn thành lập một nhóm chuyên bắt cóc các nhà ngoại giao để đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, các nhà phân tích không tìm được một con số hoặc hình ảnh cụ thể nào đó cho biết về tình hình tài chính của Al-Qaeda.

Về phần mình, Rahman tỏ ra lo lắng về chiến dịch máy bay không người lái của CIA và cho biết nhiều kẻ tiền nhiệm của hắn cũng đã bị những chiếc máy bay này sát hại. Rahman viết “lực lượng của hắn bị tổn thất nhanh chóng đến mức không kịp tìm người thay thế”

Một vấn đề nữa khiến cho trùm khủng bố số 1 thế giới phiền muộn, đó là việc uy tín của tổ chức bị giảm sút nghiêm trọng. Trong các thư từ trao đổi với Ayman al-Zawahiri, kẻ kế nhiệm Bin Laden trở thành lãnh đạo Al-Qaeda, cả hai cùng bày tỏ nỗi thất vọng vì xung đột giữa Al-Qaeda và Mỹ không còn được giới Hồi giáo coi là một cuộc chiến tranh tôn giáo thần thánh nữa.

Thậm chí cả hai còn bày tỏ sự quan ngại về các vụ bạo động sát hại dân thường ở Iraq và các nơi khác có thể làm suy yếu vị thế của Al-Qaeda trong lòng thế giới Hồi giáo. Không có thông tin nào cho thấy hai người này biết nơi ẩn nấp của nhau.

Nhóm phân tích cũng phát hiện ra rằng việc tấn công khủng bố nước Mỹ đối với Bin Laden như một nỗi ám ảnh. Nhiều bức thư có nội dung trao đổi về kế hoạch khủng bố ở những nơi quan trọng ở Mỹ. Bin Laden liên tục thúc giục các chi nhánh Al-Qaeda tạm gạt bỏ tham vọng chính trị sang một bên để tập trung tấn công nước Mỹ.

Trong một bức thư giử đến Nasir al-Wuhayshi năm 2010, lãnh đạo chi nhánh Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập có viết “việc thành lập nhà nước Hồi giáo ở Yemen đã đến lúc chín muồi nhưng thời điểm vẫn chưa thích hợp”.

Nhóm này đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu trên đất Mỹ nhưng không thành công, trong đó có cả kế hoạch ném bom sân bay ở Dedroit vào ngày Giáng sinh năm 2009. Một số thư khác đưa ra danh sách các ứng viên được cho là thích hợp cho các hoạt động khủng bố của tổ chức. Lần theo thư này, hàng loạt vụ bắt giữ bí mật diễn ra ở nước ngoài khiến cho hoạt động khủng bố của Al-Qaeda tạm thời bị tê liệt.

Chỉ trong 6 tuần, nhóm đã hoàn thành hơn 400 bản báo cáo và đưa ra những cảnh báo về âm mưu tấn công tàu hỏa và các mục tiêu khác của Al-Qaeda trong thời gian tới. Những kẻ tình nghi được đặt tên hay mô tả trong thư của Bin Laden nhanh chóng bị bắt ở nước ngoài. Giới chuyên môn nhận định, cần phải mất nhiều năm nữa để có thể nghiên cứu hết số tài liệu khổng lồ về Al-Qaeda – vốn được coi là “một ẩn số lớn nhất trong hoạt động chống khủng bố của Mỹ”.

Tuy nhiên, chỉ sau gần hai tháng làm việc, nhóm được tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ và bị giải tán hồi tháng trước. Nhân vật giấu tên cho biết những tài liệu thu được giúp các nhà phân tích xây dựng bức chân dung Al-Qaeda toàn diện hơn. “Ẩn số Al-Qaeda” phần nào được giải mã, nhưng công tác chống khủng bố của Mỹ chắc chắn sẽ còn nhiều gian nan.

Vân Anh (theo Washington Post)