Bài luận có đoạn viết: “Ban đầu, tôi tin rằng Trường học Athens có thể chỉ được người châu Âu thời kỳ Phục hưng hiểu như một sự tái khám phá vẻ vang về truyền thống phương Tây cổ đại. Nó có giá trị gì cho một người Việt Nam như tôi – một người lớn lên trong một thời đại khác, một nền văn hóa khác và một hệ thống giáo dục khác?...".
"Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, tôi nhận thấy bức họa đại diện cho một tư tưởng về học tập: không ngừng nghỉ, phản biện công khai, bước qua cả những ranh giới về vật chất, văn hóa và kỷ luật. Gây tiếng vang từ thời Athens cổ đại, qua nước Ý thời Phục hưng tới Hà Nội hôm nay – nơi tôi đang sống, tư tưởng được mô tả trong Trường học Athens của Raphael đã lấy lại một niềm hi vọng, rằng bất chấp những hạn chế về văn hóa và chính trị thì tình yêu dành cho tri thức sẽ thắng thế…"
"Bài học sâu sắc nhất mà tôi rút ra được từ The School of Athens là những nhà tư tưởng vĩ đại ở đó không phải là để cho chúng ta tôn trọng một cách không hoài nghi mà là để cho chúng ta hoài nghi một cách tôn trọng. Với tôi, tác phẩm này đầy sức mạnh vì nó đã nhắc nhở tôi rằng ngay cả trong điều kiện của đất nước tôi thì những người say mê học tập luôn có thể làm việc hướng tới lý tưởng mà bức hoạ đã vẽ ra."
"Tinh thần tự do trí tuệ và tinh thần phản biện trên khắp toàn cầu không thể bị khuất phục. Một mặt tôi luôn mong rằng một ngày nào đó sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng bức bích hoạ này, mặt khác tôi cũng luôn cố gắng xây dựng một Trường học Athens cho riêng mình ở bất cứ nơi nào mà cuộc tìm kiếm tri thức đưa tôi đến”.
Bài luận của Thành đã được đánh giá cao về cả hình thức thể hiện lẫn quan điểm được đưa ra.