Bản án tử hình gây tranh cãi khi tội nhân đã hướng thiện

Hiếm có vụ tử hình nào gây ồn ào như vụ hành quyết nữ tử tù Karla Tucker năm 1998 sau 14 năm chờ đợi. Những lời đề nghị ân xá không chỉ từ những nhóm người Mỹ mà còn từ những nhân vật có tiếng tăm nhất trên thế giới, trong đó có Đức Giáo Hoàng. Câu hỏi liệu có nên hành quyết một người vì tội ác trong quá khứ trong khi người đó đã thay đổi và sống tốt hơn?

Hiếm có vụ tử hình nào gây ồn ào như vụ hành quyết nữ tử tù Karla Tucker năm 1998 sau 14 năm chờ đợi. Những lời đề nghị ân xá không chỉ từ những nhóm người Mỹ mà còn từ những nhân vật có tiếng tăm nhất trên thế giới, trong đó có Đức Giáo Hoàng. Câu hỏi liệu có nên hành quyết một người vì tội ác trong quá khứ trong khi người đó đã thay đổi và sống tốt hơn?

nữ tử tù Karla Tucker
Nữ tử tù Karla Tucker

Tuổi thơ oán thán

Lớn lên ở Houston bang Texas, Karla Tucker là em út trong số 3 chị em trong một gia đình mà cha mẹ sống lục đục. Mới lên 8 tuổi Karla đã bắt đầu hút thuốc lá cùng với các chị.  Năm Krala lên 10, cha mẹ đưa nhau ra toà ly dị lúc đó cô bé mới biết mình là con ngoại hôn.

Đến năm 12 tuổi,Karla không còn lạ lẫm gì với ma tuý và tình dục. Hai năm sau, Karla bỏ học và bước chân vào thế giới mại dâm, 16 tuổi lấy chồng trong một thời gian vài năm. Sau này Karla Tucker oán than rằng chính mẹ cô đã đưa cô vào vũng lầy.

Năm 1981, qua giới thiệu của cặp vợ chồng Shawn và Jerry Dean, Thần Chết đã đẩy Karla bắt bồ với một người đàn ông tên Daniel Garret.

Phi vụ hãi hùng

Hôm 14/6/1983, sau khi vui thú với Garret và đám bạn của hắn một kỳ nghỉ cuối tuần, trong cơn phê thuốc Karla Tucker và Garret lẻn vào nhà Jerry Dean định lấy cắp chiếc mô tô. Cùng đi có James Leibrant, một trong những bạn bè của Garret. Sau này, Leibrant khai rằng trong khi hắn đang sục sạo tìm chiếc xe El Camino của chủ nhà thì Karla Tucker và Garret dùng khoá có sẵn mở cửa căn hộ. Karla nói rằng chính Shawn Dean đã đánh rơi chùm chìa khóa này và cô ta nhặt được.

Theo lời khai của các thủ phạm, khi Karla Tucker và Garret vào phòng ngủ thì gặp Jerry Dean. Trong cuộc vật lộn, Garret dùng một cây búa nện vào gáy và phía sau đầu của Jerry Dean. Đánh xong, Garret bỏ ra ngoài để tìm xe môtô. Karla thấy Jerry đang hấp hối và không muốn nghe thấy những tiếng thở ghê rợn của nạn nhân nên đã dùng một chiếc cuốc chim bổ vào người ông ta.

Lúc này, Garret  quay trở lại phòng ngủ và hắn đánh một cú chí mạng vào ngực giết chết Jerry. Cả thảy Dean bị bổ hơn 20 nhát cuốc chim.

Sau đó, Garret lại chạy ra ngoài để tìm cách bỏ chiếc xe môtô của Jerry vào chiếc xe hơi của hắn. Lúc này Karla Tucker mới phát hiện một phụ nữ trùm tấm trải giường đứng nép trong góc khuất. Đó là Debarah Thornton, 32 tuổi, người mà Jerry Dean vừa gặp ở một dạ tiệc và cùng về nhà với anh ta.

Sợ bị lộ, Karla dùng cuốc chim bổ một nhát vào vai Thorton nhưng bị kháng cự, hai bên vật lộn. Garret quay vào phòng đã giúp Karla thoát khỏi bàn tay cứng rắn của Thorton. Karla Tucker sát hại người phụ nữ bằng cuốc chim. Cũng như Jarry Dean thi thể Thornton cũng chi chít vết chém của cây cuốc chim.

Sau khi gây án, Karla Tucker và Garret bỏ đi, sáng hôm sau khi một đồng nghiệp của Jerry Dean thường hay đi nhờ xe của anh ta đợi mãi không thấy bèn bước vào nhà và phát hiện xác các nạn nhân. Cảnh sát vào cuộc điều tra, các dấu vết dẫn tới Karla Tucker và Garret, cả hai bị bắt.

Cuộc phối của tử tù và mục sư

Tháng 9/1983 Karla Tucker và Garret bị truy tố riêng rẽ về tội giết người, Trong vụ xử, Karla đã thú nhận tất cả. Việc thú tội này đã gây ngạc nhiên không ít cho các vị thẩm phán trước sự tàn bạo như vậy của một phụ nữ. Cuối năm 1984, Karla Tucker và Garret bị tuyên án tử hình, sau đó Garret đã chết vì bệnh gan trong tù vào năm 1992.

Từ 1984 đến 1992, mặc dù đã nhiều lần kháng án và cũng có nhiều yêu cầu đề nghị xử lại vụ án nhưng tất cả đều bị từ chối. Tất cả những kháng án và đề nghị đều lấy lý do Karla Tucker hành động do ảnh hưởng của ma tuý, không nhận thức được tính chất nguy hiểm của các hành vi.

Những người ủng hộ Karla Tucker cho rằng nếu không say ma tuý, chị ta đã không giết người, hơn nữa giờ đây Karla đã trở thành người khác. Không lâu sau khi vào tù, Karla Tucker đọc Kinh Thánh và theo đạo Cơ Đốc, thậm chí còn cưới một vị mục sư của nhà tù.

Đám cưới diễn ra ngay trong nhà ngục. Cai ngục nhà tù Huntsville của bang Texas chứng thực rằng trong khi chờ án tử hình, Karla Tucker là một tù nhân gương mẫu và 14 năm ngồi tù đã làm chị ta hoàn toàn thay đổi.

Làn sóng xin ân xá không giúp tử tù thoát tội

Đơn xin ân xá của Karla Tucker được sự ủng hộ của nhiều nhân vật có tiếng tăm ở Mỹ và thế giới như Hội đồng Nhà thờ Thế giới, Thủ tướng ý Romano Prodi, Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Newt Gingrich .

Qua Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington, Đức Giáo hoàng John Paul II cũng xin ân xá cho KarLa Tucker, Ðức Hồng Y John O'Connor, Tổng Giám Mục giáo phận New York, cũng can thiệp. Ông Pat Roberson, sáng lập viên của Hiệp Hội Kito, một người luôn luôn ủng hộ án tử hình, cũng đã thay đổi lập trường, để xin ân xá cho KarLa. Ông tuyên bố: "Ðây không phải là công lý, mà là một báo oán. Không có ý nghĩa gì nữa.”

Những người ủng hộ ân xá cho rằng một lý do thêm vào để có thể nói án tử hình là bất công, vì phủ nhận khả năng thay đổi nơi một người và tạo nên một sự báo oán... Những người này mong muốn một công lý ôn hòa hơn vừa đồng thời là một công lý bảo vệ những nạn nhân, bảo đảm nền an ninh xã hội, một công lý cũng biết trừng phạt với mức độ nào đó, không làm xỉ nhục và không giết chết niềm hy vọng của bất cứ ai, vô tội hay có tội.

Cũng có những người cho rằng việc không ân xá cho Karla Tucker là do lý do chủng tộc và giới. Luật sư David Dow cho rằng vấn đề ở chỗ Karla Tucker là một phụ nữ da đen và một nửa những phạm nhân thụ án án tử hình từ năm 1982 đến nay đều là người da đen hoặc người gốc Tây Ban Nha.

Trong bức thư xin ân xá gửi Tổng thống G. Bush, Karla Tucker tỏ ra ân hận về tội ác của mình. Chị ta nói không còn oán trách mẹ, người đã đưa chị vào con đường tội lỗi, cũng không đổ lỗi cho ma tuý mặc dù chị cho rằng nếu không có ma túy sẽ không có vụ án mạng. Karla Tucker noí chị ta sẽ trả giá cho những gì mình đã làm theo cách mà luật pháp đòi hỏi.

Phong trào xin ân xá cho Karla Tucker được giới truyền thông Mỹ phản ánh khá nhiều trong thập niên 90. Thậm chí 3 tuần trước khi Karla Tucker  bị hành quyết, người dẫn chương trình nổi tiếng Larry King đã làm cả một chương trình phỏng vấn người phụ nữ này.

Tuy nhiên Uỷ ban Ân xá của bang Texas đã bác đơn của Karla Tucker và ngày 3/2/1998 bản án tử hình tiêm thuốc độc đối với Karla Tucker đã được thực hiện. Bữa ăn cuối cùng của chị ta được dọn lên, theo yêu cầu của người sắp chết chỉ có một quả chuối, một quả đào và một đĩa xà lách trộn.  

Karla Tucker chọn 4 người chứng kiến thi hành án tử hình  trong đó có người chị gái Kari Weeks, một người bạn thân là Javkie Oncken, Dana Brown- người chồng mới trong tù của Karla, Ronald Carlson – anh trai của nạn nhân Deborah Thorton. Stephen Griffith, người chồng cũ từng sống với 6 năm không đến nhưng cũng đã gửi đơn xin ân xá lên Tổng thống George W. Bush. Từ phía bị hại, chồng, con gái và con trai của Deborah Thorton cũng có mặt.

Trước khi bước vào buồng thi hành án, Karla Tucker mỉm cười gửi lời xin tha thứ tới gia đình các nạn nhân.  

Vụ xử KarLa Tucker  đã gây xúc động mạnh mẽ dư luận  dân chúng trong và ngoài nước,  được các đài truyền hình theo dõi hơn mọi trường hợp xử tử hình khác tại Mỹ. Hơn 200 nhà báo vây quanh khu vực thi hành án để đưa tin.

Kim Anh

Đọc thêm