Bảo tồn các giá trị di sản văn hoá đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 29/11, tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu và tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long, đây là một sự kiện quan trọng trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Ông Phan Thanh Duy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại Hội thảo.

Ông Phan Thanh Duy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Thanh Duy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh: “Để đạt được những kết quả như nêu trên, du lịch Bạc Liêu luôn nhận được sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các cấp đã phát huy vai trò, trách nhiệm, sự đồng thuận của các doanh nghiệp và sự hưởng ứng của toàn xã hội đã thúc đẩy du lịch Bạc Liêu có sự phát triển nhanh và bền vững.

Đồng thời, du lịch được xác định là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu, hướng đến trở thành một trong những trung tâm du lịch của Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, quyết tâm xây dựng thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị du lịch, thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh”.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ các giải pháp mới mang tính đột phá để thúc đẩy lĩnh vực kinh tế Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tặng Bằng khen cho Trụ trì và Ban Quản trị chùa Xiêm Cán do có thành tích trong bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Khmer.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ các giải pháp mới mang tính đột phá để thúc đẩy lĩnh vực kinh tế Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tặng Bằng khen cho Trụ trì và Ban Quản trị chùa Xiêm Cán do có thành tích trong bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Khmer.

Giải pháp mới mang tính đột phá để thúc đẩy lĩnh vực kinh tế

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán của Bạc Liêu giàu tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm. Tuy nhiên, tỉnh cần triển khai quan trọng này. Cụ thể, các giải pháp về khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động đầu tư cho du lịch; tổ chức các lớp dạy nghề, hướng nghiệp và tuyển dụng người dân địa phương vào làm du lịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng ven biển…

Ông Phan Thanh Duy khẳng định: “Việc tổ chức hội thảo Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu và tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch (HHDL) ĐBSCL trao Bằng công nhận điểm du lịch tiêu biểu cho Thượng tọa Dương Quân - Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, Trụ trì chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu).

Ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch (HHDL) ĐBSCL trao Bằng công nhận điểm du lịch tiêu biểu cho Thượng tọa Dương Quân - Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, Trụ trì chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu).

“Đây sẽ là cơ hội để du lịch Bạc Liêu tiếp thu nhiều ý kiến quan trọng của các chuyên gia tư vấn du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các sở ngành địa phương trong quản lý, kinh doanh du lịch trong xây dựng và định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững” - ông Phan Thanh Duy cho biết thêm.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 10/43 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long công nhận (nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long). Trong đó, có 09 điểm du lịch trên địa bàn thành phố Bạc Liêu. Bên cạnh việc phát triển các du lịch đặc thù, khác biệt nhằm nâng cao thương hiệu, tạo sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao như: sản phẩm du lịch văn hóa gắn với giá trị đặc sắc của Bản Dạ cổ hoài lang và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ; sản phẩm du lịch gắn liền với thương hiệu Công tử Bạc Liêu; sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh; thì hiện nay loại hình du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch cộng đồng hướng đến thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa nơi đến, đang là xu thế tìm kiếm hàng đầu của du khách.

Đọc thêm