Trào lưu bỏ phố về quê làm Farmstay đang ngày càng nở rộ. Không ít bạn trẻ đã thành đạt khi làm farmstay ở Đà Lạt. Nguyễn Anh Duy quê ở Khánh Hòa, làm việc được gần 10 năm ở TP HCM với số vốn lận lưng kha khá. Là người thích cuộc sống gần gũi thiên nhiên nên trong một lần về Đà Lạt cùng nhóm bạn, Duy đã có một quyết định mang đến ngã rẽ khác cho cuộc đời. Về phố trong rừng, làm farmstay, làm anh nông dân thời đại mới, ghép đôi hai nhu cầu sống và nghỉ dưỡng làm một.
Farmstay của Duy cách trung tâm Đà Lạt chừng 5 km, có mức đầu tư khá khiêm tốn, cả đất và nhà ở, phòng nghỉ chưa đến 3 tỷ đồng, tương đương với một căn chung cư ở thành phố. Đến nay, túc tắc đón khách và bán rau củ cũng đủ duy trì hoạt động. Duy bảo, mức đầu tư này là phù hợp với người trẻ tuổi, suất đầu tư lớn hơn có thể cũng sẽ khiến nhiều người chùn chân bởi giá đất Đà Lạt hiện nay đã tăng rất cao so với thời điểm 2 năm trước.
Theo khảo sát của một đơn vị phân phối BĐS khu vực Tây Nguyên, giá nhà đất Đà Lạt vài năm trở lại đây tăng mạnh. Quỹ đất ngày càng hạn chế, tỷ lệ cạnh tranh cao nên nhiều người đang có xu hướng chuyển ra các vùng tiềm năng khác của Tây Nguyên để tìm mua đất.
Đi trước trong khu vực Tây Nguyên, Lâm Đồng có tốc độ phát triển, thu hút đầu tư khá mạnh, đặc biệt thế mạnh du lịch gắn với "thủ phủ nghỉ dưỡng" Đà Lạt nơi được xem là đáng sống. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, Đà Lạt đã trở nên quá chật chội và cần có những điểm đến khác ở Tây Nguyên để san sẻ áp lực đó. Xét về điều này, Gia Lai được coi là "ứng cử viên" nổi bật với những đặc thù địa hình, khí hậu và tiềm năng du lịch khá tương đồng.
Theo báo cáo PAPI-2020 - "Chỉ số hiệu quả Quản trị & hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam" do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện,trong nhóm Tây Nguyên, ngoài Lâm Đồng đứng thứ 3 cả nước thì Gia Lai và Đăk Lăk đều có vị trí khá, thậm chí còn đứng trên nhiều địa phương có mặt bằng kinh tế, xã hội và du lịch phát triển khác như: Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Phú Yên,…
Sự đổi thay của Gia Lai đang ngày càng rõ nét, từ sự phát triển hạ tầng kết nối cho đến các giải pháp xúc tiến đầu tư của tỉnh được đẩy mạnh. Kết quả là đã thu hút được 515 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 832,9 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2016 – 2020. Chất lượng nhà đầu tư cũng được cải thiện đáng kể khi đến nay, Gia Lai đã có sự góp mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu, trong vai trò dẫn dắt thị trường ở nhiều phân khúc như: bất động sản, du lịch,…
Bất động sản Tây Nguyên trong trào lưu bỏ phố lên rừng, sau Lâm Đồng, Gia Lai đang trở thành điểm đến mới được quan tâm. |
Gia Lai đang trở thành điểm đến tiềm năng sau Lâm Đồng. |
Hàng loạt dự án quy mô lớn đã, đang và chuẩn bị được triển khai như: Khu dân cư hai bên đường Lý Tự Trọng (nối dài) và vùng phụ cận 35,38 ha; Dự án Khu đô thị sinh thái khu vực miệng núi lửa âm làng Ốp 34,8 ha; Dự án Suối Hội Phú (đoạn 3) đoạn từ Khu đô thị Hoa Lư – Phù Đổng đến cầu la Sol diện tích 49,75ha; hay đáng chú ý là dự án Khu quần thể nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái, sân golf quy mô hàng trăm ha của FLC tại khu vực xã Glar, huyện Đak Đoa….
Vừa qua, Gia Lai đã thông qua phân bổ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn dự kiến trên 18.259 tỷ đồng cho nhiều dự án trọng điểm như: Nhà hát, trung tâm triển lãm văn hóa, nghệ thuật và thư viện tổng hợp tỉnh; Đường hành lang kinh tế phía Đông (tuyến tránh Quốc lộ 19, huyện Đăk Đoa - Chư Păh - TP Pleiku, dài 16 km, rộng 30 m)…
Đầu tư công được giải ngân mạnh, có sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư lớn hàng đầu Vingroup, FLC, Novaland, Him Lam, Hoàng Anh Gia Lai,… Gia Lai đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ.
Đánh giá về làn sóng này, nhiều chuyên gia cho rằng Gia Lai đang hội tụ đủ điều kiện để trở thành tâm điểm mới ở Tây Nguyên, trong đó tài nguyên tự nhiên thuận lợi và chính sách trải thảm đỏ của địa phương sẽ là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư chiến lược phát triển các dự án có quy mô, đồng bộ, bài bản và chia thành các phân kỳ rõ rệt.
Bên cạnh đó, Gia Lai có thế mạnh nổi trội khi sở hữu quỹ đất sạch rộng lớn, cảnh quan di sản độc đáo, giao thông thuận tiện, nhưng giá đất hiện vẫn đang ở mức thấp so với tiềm năng. Đơn cử như giá đất tại trung tâm TP Pleiku cao nhất chỉ ở mức 60 – 65 triệu/m2, trong khi ở Đà Lạt, mức dao động 130 – 150 triệu/m2 thậm chí cao hơn.