Làm sao để các doanh nghiệp bất động sản không 'chết trên đống tài sản' của chính mình?

(PLVN) - HoREA vừa có văn bản gửi Ngân hành nhà nước. Theo ý kiến của HoREA, nếu không được tiếp cận vốn mới, doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ 'chết trên đống tài sản' của chính mình.

Theo ý kiến của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tại văn bản gử Ngân hàng nhà nơcs, việc thực hiện giãn cách xã hội diện rộng khiến doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn bủa vây, trong đó, khó khăn nhất là thiếu dòng tiền.

Điều này có thể làm cho doanh nghiệp bị rất khó khăn, bởi không còn tiền để trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì bộ máy và hỗ trợ, giữ chân người lao động cũng nhưtrang trải các chi phí duy trìc ho sự tồn tại của doanh nghiệp qua giai đoạn quá khó khăn này.

Theo HoREA, nếu không được tiếp cận vốn mới, doanh nghiệp bất động sản sẽ đứng trước nguy cơ mất thanh khoản.

"Được tiếp cận tín dụng trong lúc này hơn lúc nào hết chính là 'oxy cấp cứu' cho doanh nghiệp", ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA, khẳng định.

Ngoài việc đề nghị cho doanh nghiệp bất động sản tiếp cận nguồn vốn mới, HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng, bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23-1-2020 đến ngày 30-6-2022.

HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng.

Trong văn bản, HoREA đưa ý kiến: "Trong lúc hầu hết doanh nghiệp bị khó khăn, thua lỗ, còn các ngân hàng thì lãi to là khá phản cảm, tương phản với bức tranh chung của nền kinh tế. Lúc này việc các ngân hàng thương mại chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cũng là đạo lý kinh doanh.

Doanh nghiệp rất cần được giảm lãi vay; gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn, không chuyển sang nợ "xấu", hoặc nhóm nợ "xấu hơn" và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án. Ngân hàng và doanh nghiệp cần cùng nhau giải quyết hài hòa lợi ích của các bên",

Đọc thêm