Bệnh vảy nến có chữa được không? Cách cải thiện bệnh nhờ Kim Miễn Khang

Bệnh vảy nến có chữa được không? Đây chính là điều mà người bệnh vảy nến nào cũng thắc mắc. Do bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, bong tróc bên ngoài mà còn kéo dài và hay tái phát gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này và tìm cách giúp cải thiện bệnh hiệu quả, ngừa tái phát trong bài viết dưới đây!

Vảy nến là bệnh do rối loạn hệ miễn dịch, không thể chữa khỏi hoàn toàn

Vảy nến là bệnh lý tự miễn mạn tính và hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian ổn định bệnh, hạn chế tái phát và ngăn ngừa các biến chứng bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bởi nguyên nhân chính gây bệnh là do hệ miễn dịch rối loạn, hoạt động không đúng cách dẫn đến tình trạng tự miễn dịch. Tức là hệ miễn dịch tự tấn công vào chính những tế bào biểu bì da của cơ thể và gây bệnh vảy nến. Điều này khiến các tế bào biểu bì da tăng sinh quá mức gấp 10 lần so với bình thường, các lớp tế bào mới và cũ xếp chồng lên nhau gây bong tróc, dày sừng. Kèm theo đó là phản ứng viêm miễn dịch gây ngứa ngáy, viêm đỏ, làm tổn thương các tế bào da.

Vảy nến là bệnh mạn tính chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn

Vảy nến là bệnh mạn tính chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn

Đặc biệt, nếu hệ miễn dịch ở người bệnh vảy nến vẫn suy yếu sẽ dễ bị tái phát khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bên ngoài như:

- Nhiễm trùng: Bất kỳ một loại nhiễm trùng nào cũng có thể khiến hệ miễn dịch bị rối loạn làm tái phát bệnh vảy nến.

- Tổn thương da: Các vết cắt, trầy xước, phẫu thuật, hình xăm, bỏng hay cháy nắng cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn và gây bệnh vảy nến.

- Căng thẳng, stress: Đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển hoặc bùng phát bệnh vảy nến và ngược lại. Khi có các đợt bùng phát vảy nến cũng sẽ khiến tâm trạng của người bệnh tồi tệ đi.

- Điều kiện môi trường: Mùa đông có không khí lạnh và khô hơn khiến da khô kết hợp với ánh nắng mặt trời góp phần vào các đợt bùng phát của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, vào mùa hè bệnh cũng có thể xuất hiện.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển ACE, lithium, kháng sinh tetracyclin,... cũng gây nên các triệu chứng của bệnh vảy nến.

- Hút thuốc, uống rượu bia: Các chất kích thích sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, là tiền đề làm tái phát bệnh vảy nến.

Căng thẳng quá mức là một trong những yếu tố khiến bệnh vảy nến bùng phát

Căng thẳng quá mức là một trong những yếu tố khiến bệnh vảy nến bùng phát

Các phương pháp được áp dụng trong điều trị vảy nến hiện nay

Kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa lan rộng, giảm tái phát và ngừa biến chứng nguy hiểm là những mục tiêu cần đạt được khi điều trị vảy nến. Những điều này được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc tây y, biện pháp dân gian và sử dụng thảo dược thiên nhiên.

Dùng thuốc tây y giúp kiểm soát triệu chứng bệnh vảy nến

Điều trị vảy nến bằng tây y là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Có thể dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch tùy theo mức độ bệnh và đáp ứng của người mắc.

- Thuốc bôi ngoài da: Phương pháp này được áp dụng cho bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc, kem bôi ngoài da thường có tác dụng bong sừng sạch vảy, chống viêm, ức chế sự chết tế bào nên giúp da mịn màng, giảm tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy. Một số thuốc bôi hay được dùng trong điều trị vảy nến như acid salicylic, Daivonex, thuốc mỡ Corticosteroid, Anthralin,...

Bôi thuốc ngoài da giúp người bị vảy nến giảm ngứa ngáy, bong tróc

Bôi thuốc ngoài da giúp người bị vảy nến giảm ngứa ngáy, bong tróc

- Thuốc uống, thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch (điều trị toàn thân): Đây là phương pháp áp dụng cho tình trạng vảy nến ở mức độ từ trung bình đến nặng. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến. Đồng thời có tác dụng ức chế miễn dịch giúp làm giảm tình trạng bệnh nhanh chóng. Một số thuốc thường dùng như: Methotrexate, thuốc uống Corticosteroid,....

Sử dụng thuốc tây điều trị vảy nến tuy cải thiện bệnh nhanh nhưng sử dụng thời gian dài thường đi kèm nhiều tác dụng phụ như rối loạn chuyển hoá, loãng xương, làm mỏng da, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,… Chính vì vậy, người bệnh vảy nến cần rất thận trọng và nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Sử dụng viên uống Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ cải thiện vảy nến an toàn, hiệu quả

Hiện nay để cải thiện triệu chứng và ngừa tái phát bệnh vảy nến hiệu quả hơn, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược tác động đến nguyên nhân gây bệnh (do rối loạn hệ miễn dịch). Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang là sản phẩm uy tín được các chuyên gia đánh giá cao giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát mà không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây Sói rừng đã được nghiên cứu hiệu quả giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch qua cơ chế tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch khỏe mạnh (theo nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) năm 2009). Đồng thời, Sói rừng kết hợp với các dược liệu khác bao gồm: Hoàng bá, Bạch thược, Thổ phục linh, Nhàu, Nhũ hương giúp điều hòa miễn dịch, ngăn tự miễn, chống viêm, kháng khuẩn, tiêu độc, tăng tái tạo da, hỗ trợ cải thiện triệu chứng từ bên trong, ngừa bệnh tái phát.

Viên uống Kim Miễn Khang - Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị vảy nến

Viên uống Kim Miễn Khang - Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị vảy nến

Viên uống thảo dược Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung ương trong đề tài nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Kết quả cho thấy, có hơn 80% người bệnh sạch các tổn thương vảy nến (ngứa ngáy, bong tróc, dày sừng), 74% người bệnh chuyển mức độ từ nặng sang nhẹ một cách rõ rệt sau 12 tuần sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng kéo dài.

Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc vảy nến có chữa được không, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về biến chứng cũng như cách điều trị vảy nến. Người bị vảy nến cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ kết hợp dùng viên uống thảo dược Kim Miễn Khang để giúp cải thiện triệu chứng và ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Đọc thêm