Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính có liên quan đến sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Bệnh diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Tỷ lệ người mắc viêm khớp dạng thấp chiếm từ 0,5 - 3% dân số. Bệnh thường gặp ở đối tượng trung niên và cao tuổi, trong đó khoảng 70 – 80% là nữ giới.
Viêm khớp dạng thấp thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ |
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Căn nguyên gây viêm khớp dạng thấp được xác định là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Tuổi tác: Độ tuổi từ 40 trở lên, sụn khớp đã có những dấu hiệu lão hóa, nguy cơ cao dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
- Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc viêm khớp dạng thấp ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới.
- Chấn thương: Một số chấn thương do lao động, tai nạn giao thông, tập thể dục,... có thể dẫn đến bong gân, đứt dây chằng. Trường hợp này nếu không điều trị đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó hình thành viêm khớp dạng thấp.
- Thừa cân, béo phì: Khi cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm tăng trọng lượng của cơ thể lên các khớp.
- Nhiễm khuẩn: Khi vi khuẩn, virus hoặc vi nấm xâm nhập vào các khớp cũng sẽ gây ra tình trạng sưng, đau khớp.
Ngoài các yếu tố kể trên thì nguyên nhân sâu xa gây bệnh viêm khớp dạng thấp được cho là do rối loạn miễn dịch (hay còn được gọi là tự miễn). Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn sẽ nhận diện nhầm các tổ chức mô, sụn khớp, màng bao quanh khớp, màng hoạt dịch… là tế bào lạ. Từ đó, cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính những tổ chức đó, gây viêm khớp dạng thấp.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Một số triệu chứng điển hình giúp người bệnh nhận biết viêm khớp dạng thấp từ sớm đó là:
- Đau nhức khớp: Người bệnh cảm thấy đau nhức tại một số khớp như ngón tay, ngón chân, khớp gối... Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, xuất hiện vào ban đêm hoặc gần sáng. Đặc biệt, khi thực hiện một số động tác như leo cầu thang, ngồi, quỳ... cảm giác đau sẽ rõ rệt hơn.
- Chân tay sưng: Trong giai đoạn tiến triển, các khớp có hiện tượng sưng, tấy, đỏ,... Nguyên nhân là do khi khớp bị viêm sẽ tích tụ nhiều chất lỏng, nên gây hiện tượng sưng phồng.
- Phát ra âm thanh khi vận động: Khi đứng lên hoặc ngồi xuống, các khớp sẽ phát ra âm thanh lạo xạo, lục khục. Nguyên nhân là do lớp sụn bị ăn mòn, các đầu xương cọ sát vào nhau khi vận động dẫn đến phát ra tiếng kêu.
- Hạn chế vận động: Khi bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển, đi lại,... do khớp không thể hoạt động linh hoạt, trơn tru và gây đau khi vận động.
- Cứng khớp: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới thức dậy. Sau khoảng vài giờ xoa bóp, các khớp có thể dần cử động lại bình thường.
Khớp ngón tay là vị trí thường xuất hiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp |
Các phương pháp cải thiện viêm khớp dạng thấp
Có rất nhiều cách chữa viêm khớp dạng thấp với những ưu và nhược điểm riêng như vật lý trị liệu, dùng thuốc tây, phẫu thuật…
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp thường áp dụng như chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, siêu âm,... sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, cải thiện khả năng vận động. Phương pháp này khá an toàn, không để lại các tác dụng phụ nhưng cần kiên trì thực hiện 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc tây
Có 3 nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp là:
● Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (meloxicam, diclofenac…) hoặc Corticoid (prednisolon, methylprednisolon…). Các thuốc giảm đau này thường cho hiệu quả giảm đau nhanh nhưng cần thận trọng với tác dụng phụ như loét dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa, phù,...
● Thuốc chống thấp khớp như Methotrexate, Hydroxychloroquine,... giúp làm chậm hoặc giảm tiến triển của bệnh. Một số tác dụng phụ có thể gặp như thiếu máu, tăng men gan...
● Thuốc sinh học thường được chỉ định với thể nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc trên. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần đánh giá chức năng gan thận, sàng lọc lao... Quá trình sử dụng thuốc sinh học phải có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.
Sử dụng thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý về tác dụng phụ |
Phẫu thuật thay khớp
Phương pháp này thường áp dụng với đối tượng đã có những tổn thương nặng tại khớp và cần thay thế để duy trì khả năng đi lại, vận động. Phương pháp thay khớp yêu cầu máy móc hiện đại, bác sĩ có chuyên môn cao và chi phí khá lớn. Việc phẫu thuật thay khớp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tàn phế vĩnh viễn…
Hầu hết các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp kể trên có hạn chế là chỉ cải thiện triệu chứng, không tác động vào căn nguyên nên khiến cơn đau tái phát nhiều lần. Bởi vậy, muốn cải thiện viêm khớp dạng thấp hiệu quả cần thực hiện song song biện pháp giảm đau nhức, kháng viêm và điều hòa miễn dịch để ngăn ngừa tái phát, làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả, an toàn
Hiện nay, bên cạnh các biện pháp nêu trên nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp nhờ có tác dụng điều hòa miễn dịch, giảm viêm, đau nhức lại an toàn với sức khỏe. Nổi bật trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp có nguồn gốc từ thảo dược đó là Hoàng Thấp Linh.
Hoàng Thấp Linh có thành phần chính từ cao hy thiêm giúp điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, trong Hoàng Thấp Linh còn chứa nhiều thảo dược khác như bạch thược, nhũ hương, sói rừng giúp hỗ trợ tăng cường hiệu quả chống viêm, giảm đau và cải thiện vận động khớp. Ngoài ra, trong sản phẩm còn có thêm các thành phần dưỡng chất tự nhiên như L-carnitine, pregnenolone, boron, magnesium... giúp bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp, hỗ trợ ngăn ngừa quá trình thoái hóa và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Hoàng Thấp Linh đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả trên lâm sàng tại Bệnh viện E. Kết quả cho thấy: 88% người bệnh cải thiện tình trạng đau khớp; 75% người bệnh cải thiện tình trạng sưng khớp sau khi dùng 1 tháng.
Hoàng Thấp Linh giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả |
Bài viết trên là tổng hợp một số thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp. Để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp hiệu quả, người bệnh hãy sử dụng Hoàng Thấp Linh đều đặn mỗi ngày nhé!
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.