Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Tôn vinh nghề nuôi, người nuôi tôm

Biểu tượng con tôm Cà Mau với thông điệp tôn vinh đối với những người nuôi tôm, dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng (Ảnh: Minh Tấn).

Biểu tượng con tôm Cà Mau với thông điệp tôn vinh đối với những người nuôi tôm, dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng (Ảnh: Minh Tấn).

Theo đại diện người phát ngôn UBND tỉnh Cà Mau: Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau) có nhiều hạng mục liên quan với tổng nguồn vốn khoảng 236 tỷ đồng. Trong đó, hạng mục biểu tượng con tôm Cà Mau dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ 17, nhiệm kỳ 2025 – 2030, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025.

Biểu tượng con tôm là hạng mục công trình nổi bật trong khu vực quảng trường. Hạng mục này được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép theo công nghệ in 3D, bên ngoài ốp gốm, đá, có trang bị đèn chiếu sáng nghệ thuật được xây dựng ngay tại vị trí “biểu tượng con Tôm Cà Mau” hiện hữu (công trình này phục vụ vào dịp Festival tôm Cà Mau, diễn ra từ ngày 10 - 13/12/2023).

Hiện, biểu tượng con tôm đang triển khai lập thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh dự án để trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Trước đó, biểu tượng con tôm Cà Mau đã được đưa vào sử dụng vào dịp Festival Tôm Cà Mau cuối năm 2023.

Trước đó, biểu tượng con tôm Cà Mau đã được đưa vào sử dụng vào dịp Festival Tôm Cà Mau cuối năm 2023.

Biểu tượng con cua tại Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) cũng đã trở thành địa điểm check in lý tưởng cho nhiều du khách.

Biểu tượng con cua tại Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) cũng đã trở thành địa điểm check in lý tưởng cho nhiều du khách.

Được biết, biểu tượng con tôm Cà Mau của tác giả Tô Minh Tấn (Báo Cà Mau) đã được UBND tỉnh Cà Mau công nhận thông qua cuộc thi sáng tác biểu trưng. Các đơn vị chọn thiết kế và thi công để hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, thi công hoàn thành biểu tượng theo tỉ lệ 1:1.

Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết: “Việc xây dựng công trình biểu tượng con tôm Cà Mau nhằm thể hiện khát vọng đưa mặt hàng mặt chủ lực của tỉnh nói riêng và nước ta nói chung vươn tầm thế giới. Biểu tượng này không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang nét đặc trưng về văn hóa vùng sông nước.

“Biểu tượng con tôm Cà Mau khi hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước. Tại Đất Mũi, biểu tượng con cua được đầu tư xây dựng trước đó đã trở thành địa điểm check in lý tưởng không thể bỏ qua cho nhiều du khách khi đến với vùng cực Nam của Tổ quốc. Đồng thời, đây còn là thông điệp tôn vinh đối với những người nuôi tôm, cua tại địa phương”, ông Hùng khẳng định.

Cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ

Biểu tượng cây đàn kìm khẳng định Bạc Liêu là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Biểu tượng cây đàn kìm khẳng định Bạc Liêu là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Tại Bạc Liêu, biểu tượng cây đàn kìm cách điệu độc đáo được đặt tại Quảng trường Hùng Vương (phường 1, TP Bạc Liêu), được khánh thành năm 2014 vào dịp Festival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất với chủ đề "Đờn ca tài tử - Tình người tình đất phương Nam". Đây không chỉ là cơ hội để quảng bá nghệ thuật truyền thống, hồn cốt văn hóa của người dân Nam bộ mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh, con người và quê hương Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước và thế giới. Có thể nói, đây là sự kiện rất phù hợp trong định hướng “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa” mà Tỉnh ủy đề ra.

Biểu tượng cây đàn kìm cách điệu với các hạng mục: Khu hồ sen rộng 460 m2, biểu tượng đàn kìm bán kính 17 m, cao 18,92 m (tương ứng năm sinh cố NS Cao Văn Lầu 1892), hệ thống ánh sáng cho biểu tượng Đàn kìm là ánh sáng nghệ thuật, hệ thống phun nước nghệ thuật hồ sen... với tổng diện tích xây dựng hơn 5.600 m2 và tổng mức đầu tư gần 20,5 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo UBND thành phố Bạc Liêu: “Biểu tượng cây đờn kìm thể hiện được tất cả tính cách của con người Bạc Liêu. Nơi đây có nhiều dân tộc cộng cư, cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh - Hoa và Khmer. Đồng thời, những dân tộc đã chung vai sát cánh từ thuở cùng nhau mở đất cho đến thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, xây dựng quê hương, cũng như giai đoạn đổi mới hôm nay. Đó là quá trình hình thành nên một dòng văn hóa đậm đà bản sắc Bạc Liêu, trong đó đặc biệt gợi nhớ về cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người sáng tác ra bản “Dạ cổ hoài lang” bất hữu”.

Ngày 15/4/2014, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập là cây đàn kìm cách điệu lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, biểu tượng cây đàn kìm khẳng định Bạc Liêu là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Cây đàn kìm vốn được tôn vinh là “Quân tử cầm” và là… “thầy” của các loại nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử cải lương. Vai trò, vị trí của cây đờn kìm quan trọng như thế nào trong giới đều đã rõ. Đặc biệt là từ khi phong trào đờn ca tài tử cải lương được khơi dậy, cây đờn kìm đã chứng tỏ được vị trí độc tôn của mình. Đồng thời, các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương cũng đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung - bậc của đờn kìm. Những ai học ca, học các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của đờn kìm. Cây đờn kìm là “thầy” của người hát và là “thầy” của các loại nhạc cụ khác…

Đọc thêm