Bình chọn của Time: 10 cuộc đại truy nã

Từ trước tới nay, các nước trên thế giới đã tiến hành nhiều cuộc truy nã gắt gao các loại tội phạm, song tạp chí Time vừa chọn lọc ra 10 vụ truy nã nổi tiếng nhất, có quy mô lớn nhất và kéo dài lâu nhất trong lịch sử.

Từ trước tới nay, các nước trên thế giới đã tiến hành nhiều cuộc truy nã gắt gao các loại tội phạm, song tạp chí Time vừa chọn lọc ra 10 vụ truy nã nổi tiếng nhất, có quy mô lớn nhất và kéo dài lâu nhất trong lịch sử.

Raoul Moat
Từng là một bảo vệ hộp đêm, Raoul Moat đã lẩn trốn ở miền Bắc nước Anh để tránh bị buộc tội bắn 3 người, giết hại một người chỉ hai ngày sau khi ra tù.

Một cuộc truy lùng có quy mô lớn để bắt giữ Moat
Một cuộc truy lùng có quy mô lớn để bắt giữ Moat

Hai kẻ đồng phạm bị cáo buộc giúp Moat đã bị bắt, nhưng Moat thì vẫn cố thủ ở một khu vực nông thôn có địa hình phức tạp, nhiều hang động, rừng rậm thuộc Bắc Newcastle.

Cảnh sát Anh đã phải tiến hành một cuộc truy lùng có quy mô lớn để bắt giữ Moat với 15 lực lượng tinh nhuệ khác nhau, từ chuyên gia bắn tỉa, đặc công, xe bọc thép mọi địa hình, máy bay trực thăng, được huy động cho cuộc truy nã.

 Tuy nhiên, sau 6 tiếng đồng hồ thương lượng, Moat đã tự gí súng kết liễu đời mình, kết thúc cuộc truy nã gắt gao, quy mô lớn nhất từ nhiều năm nay tại nước Anh.
 

Saddam Hussein
Khi còn đương chức Tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein hiếm khi bỏ ra hơn 10 tiếng đồng hồ liên tục ở một địa điểm. Do đó, khi Baghdad sụp đổ ngày 9/4/2003, Saddam không có mặt ở khu vực Dinh Tổng thống mà đã đang trên đường chạy trốn.

Sau cái chết của Saddam, chuyện vũ khí hạt nhân rơi vào im lặng
Sau cái chết của Saddam, chuyện vũ khí hạt nhân rơi vào im lặng

 9 tháng sau đó, lực lượng liên minh cuối cùng đã theo dõi và bắt được Saddam tại một căn hầm cá nhân ở ngoài Tikrit khi Saddam có một khẩu súng AK-47, một ít chocolat và 750.000 USD tiền mặt.

3 năm sau đó, vào ngày 30/12/2006, Saddam bị treo cổ. Rồi cuộc truy nã vì vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq đã dừng lại trong im lặng. 
 

John Wilkes Booth
Người đàn ông đầu tiên giết hại một Tổng thống Mỹ là một diễn viên kịch chuyên nghiệp và thành công đã khiến cả nước Mỹ bàng hoàng và giận dữ.

Diễn viên kịch kiêm...sát thủ
Diễn viên kịch kiêm...sát thủ

Sau ngày 14/4/1865 - vụ ám sát Abraham Lincoln - Booth bỏ trốn khỏi nhà hát Ford ở Washington D.C, qua cánh cửa sân khấu – vốn được dành cho nghệ sĩ – và sau đó tới miền Nam qua Maryland với sự hỗ trợ của một số đồng phạm trên đường đi.

 Tới ngày 26/4, Booth bị bắn chết bởi binh lính liên bang trong nhà kho. 
 

Hai tay súng bắn tỉa ở Beltway
Trong suốt 3 tuần kinh hoàng hồi tháng 10/2002, không một ai dám đi bộ trên các con phố ở Washington, Mỹ. Hai tay súng bắn tỉa đã sử dụng chiếc xe Chevrolet làm bệ tỳ để bắn bạt mạng những ai rơi vào tầm ngắm của chúng.

Lee Boyd Malvo (trái) và John Allen Muhammad
Lee Boyd Malvo (trái) và John Allen Muhammad

Chỉ trong vòng 20 ngày, từ 2-22/10, hai tên này đã giết hại 10 người dân có mặt trên đường phố và làm bị thương một số người khác.

Cảnh sát địa phương phối hợp với hơn 400 nhân viên FBI tiến hành cuộc truy nã lớn và Muhammad đã bị bắt giữ sau khi y thực hiện một cú điện thoại nặc danh. 
 
Adolf Eichmann
Nhà “kiến trúc sư của Đức Quốc xã” Adolf Eichmann đã bay tới Đức vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Eichmann được giao trách nhiệm chính trong kế hoạch thủ tiêu người Do Thái ở Châu Âu.

Eichmann
Eichmann

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Eichmann bị lực lượng đồng minh truy lùng gắt gao, đến  năm 1960, nhân viên Mossad bắt được Adolf Eichmann và đưa về Israel xét xử. Năm 1962, Eichmann bị tòa án Israel kết án và xử tử hình.
 

Radovan Karadzic
Karadzic - nguyên Tổng thống tự phong của CH Srpska (Bosnia-Herzegovina) bị truy tố về tội tổ chức thanh trừng sắc tộc trong chiến tranh Bosnia-Herzegovina năm 1992-1995 làm 100.000 người chết và 2,2 triệu người phải tản cư.

Radovan Karadzic
Radovan Karadzic

Sau 13 năm lẩn trốn, tháng 7/2008, Karadzic bị bắt giữ tại Belgrade khi mang cái tên Dragan David Dabic. Ngày 1/3/2010 vừa qua, Tòa án Hình sự quốc tế về Nam Tư cũ tại La Haye, Hà Lan, đã mở lại phiên tòa xét xử Radovan Karadzic.

Kẻ giết người Zodiac
Tự gọi là Zodiac, tên tội phạm đã làm người dân ở Bắc California, Mỹ khiếp sợ vào cuối những năm 1960, đầu 1970 vẫn chưa bị sa lưới, bất chấp nỗ lực điều tra của cảnh sát cũng như báo giới.

4 bức được viết dưới dạng mật mã, nhưng mới chỉ có một bức được giải mã.
4 bức được viết dưới dạng mật mã, nhưng mới chỉ có một bức được giải mã.

Trong những bức thư có lời lẽ cay độc gửi tới báo giới, tên sát nhân chưa rõ tung tích này đã nhận trách nhiệm gây ra 37 vụ giết người, mặc dù chỉ có 7 vụ được xác định là do y gây ra. Trong số những bức thư của Zodiac, có 4 bức được viết dưới dạng mật mã, nhưng mới chỉ có một bức được giải mã.

Vụ án này đã được đưa lên màn ảnh nhỏ qua bộ phim nổi tiếng của David Fincher năm 2007 “Zodiac”. 

Ned Kelly
Một kẻ bị truy nã gắt gao nhưng lại trở thành một trong những người hùng dân gian ở Australia vì biết làm cảm động nhiều người nghèo vốn chán ngấy các quy định của chế độ thực dân Anh.

Sinh ra gần Cragieburn (nay ở phía nam ngoại ô Melbourne), Ned là con của một tù nhân đi đày từ xứ Ireland, từ thời niên thiếu đã nhiều lần đụng độ và đã giết chết 3 cảnh sát. Từ đó, băng đảng của Ned Kelly bị đặt ngoài vòng pháp luật.

Một kẻ bị truy nã gắt gao nhưng lại trở thành một trong những người hùng dân gian ở Australia
Một kẻ bị truy nã gắt gao nhưng lại trở thành một trong những người hùng dân gian ở Australia

Rồi Ned bị bắt và xử tử bằng hình thức treo cổ tại nhà tù Melbourne ngày 11/11/1880. Ned Kelly lưu lại một hình ảnh sâu đậm trong giai thoại dân gian, văn chương và phim ảnh Úc.
 

Theodore “Ted” Kaczynski
Cuộc truy nã tên tội phạm có biệt danh là “Unbomber” (sát thủ bom thư) là cuộc truy nã dài nhất và tốn kém nhất để bắt giữ một tên giết người hàng loạt ở Mỹ.

“Unbomber”
 “Unbomber”

Theodore đã từng gửi đi 16 bom thư trên khắp nước Mỹ từ năm 1978 đến năm 1995, giết hại 3 người và làm bị thương 23 người khác. Theodore “Ted” Kaczynski luôn ấp ủ những âm mưu lớn, trong đó mục tiêu của hắn là những chuyến bay với hàng trăm hành khách.

 Mặc dù đã treo giải thưởng 1 triệu USD cho ai cung cấp thông tin về “Unbomber” này và một cuộc điều tra tăng cường của tòa án, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) vẫn không gỡ được vụ này. Mãi tới ngày 3/4/1996, Kaczynski mới bị bắt giữ, bị kết án tù chung thân.
 
Osama bin Laden
Nước Mỹ được cho là vẫn “đi sau” trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden kể từ vụ tấn công đại sứ quán ở châu Phi năm 1998. Một số người nghi ngờ Bin Laden đã chết – y đã không xuất hiện trên các cuốn băng video kể từ năm 2007, mặc dù vẫn có những lời đe dọa của y trong một số cuốn băng ghi âm.

Osama Bin Laden là một trong số 10 đối tượng đang bị FBI truy nã gắt gao nhất
Osama Bin Laden là một trong số 10 đối tượng đang bị FBI truy nã gắt gao nhất

 Chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng thừa nhận rằng, không có thông tin đáng tin cậy nào về nơi ẩn nấp của Osama Bin Laden trong nhiều năm qua.

Bin Laden được cho là vẫn đang trú ẩn ở Pakistan và đó là nơi mà công nhân xây dựng 52 tuổi người Colorado Gary Faulkner đã bị bắt khi một mình truy tìm Bin Laden hồi tháng 6/2010. 

Là người sáng lập ra Al-Qaeda và là một trong số 10 đối tượng đang bị FBI truy nã gắt gao nhất toàn cầu, Osama Bin Laden vẫn mất dạng. Chính quyền Mỹ treo giải thưởng 50 000 000 USD để lấy tính mạng của trùm khủng bố quốc tế này./.

Quang Minh (Theo Time)
  

Đọc thêm