Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với tỉnh Tiền Giang: Cần chủ động, mạnh dạn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh công tác Tư pháp

(PLVN) - Ngày 17/6, Đoàn Công tác Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Lê Thành Long làm  Trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Tiền Giang. Trước đó, Đoàn cũng đã thăm và làm việc với Sở Tư pháp tỉnh và Cục THADS tỉnh.
Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với tỉnh Tiền Giang: Cần chủ động, mạnh dạn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh công tác Tư pháp

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông, Nguyễn Văn Danh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang; ông Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Bà Nguyễn Thị Sáng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc Công an tỉnh, cùng đông đảo lãnh đạo các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Tiền Giang đặc biệt quan tâm công tác Tư pháp và THADS

Trình bày với đoàn công tác, ông Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang cho biết: Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định công tác tư pháp và THADS có vị trí và vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương và luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Tư pháp và THADS hoạt động. “Thời gian qua, ngành Tư pháp và THADS đã tham mưu thực hiện tốt công tác Tư pháp và THADS ở địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, chương trình công tác của UBND tỉnh”, ông Bình nhấn mạnh. 

Ông Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang báo cáo trước Đoàn Công tác
Ông Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang báo cáo trước Đoàn Công tác
Theo ông Bình, thời gian qua, các hoạt động Tư pháp được địa phương thực hiện đầy đủ và hoàn thiện. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng hơn về hình thức thực hiện. Tỷ lệ hòa giải thành bình quân hàng năm đặt trên 83%. Tài liệu sinh hoạt “Ngày pháp luật” hàng tháng được trang bị đến tận Tổ nhân dân tự quản. Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động quản lý, điều hành công tác tư pháp ngày càng được hoàn thiện. 

Ông Bình cho biết, từ năm 2015, UBND tỉnh đã đầu tư kinh phí xây dựng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung cấp huyện, cấp xã và đã đưa vào hoạt sử dụng chính thức vào năm 2017. Trang bị riêng cho công chức Tư pháp – Hộ tịch 100%  xã, phường, thị trấn . Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được cập nhật, hoàn thiện. Từ đó, giải quyết được số lượng lớn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp tỏng lĩnh vực hành chính tư pháp, nhất là trong cấp phiếu lý lịch tư pháp, hộ tịch, chứng thực, gắn với việc hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ngành tư pháp đã thực hiện tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp đối với những vấn đề pháp lý phát sinh ở địa phương, nhất là đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đầu tư, kinh doanh, đất đai, cải cách hành chính. Trong 3 năm gần đây, công tác Tư pháp được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Tư pháp ghi nhận và đánh giá cao.

 Bên cạnh đó, ông Bình cho biết, qua theo dõi công tác THADS trong những năm qua cơ quan THADS luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu do Quốc hội, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS giao.

“Thận trọng, cụ thể hóa trong xây dựng tiêu chí thành lập văn phòng công chứng”

Trao đổi về công tác tư pháp địa phương, bà  Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp cho rằng: Tiền Giang khá phát triển hoạt động bổ trợ Tư pháp. Tuy nhiên, theo kiến nghị của địa phương, cần có cơ chế quản lý hoạt động bổ trợ tư pháp. “Về vấn đề này, Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ đã đề nghị Trung ương, địa phương tăng cường công tác phối hợp kiểm tra trong tình hình xã hội hóa tương đối rộng hiện nay”, bà Yến nói.

Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến giải đáp nhiều vấn đề địa phương quan tâm
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến giải đáp nhiều vấn đề địa phương quan tâm
Về vấn đề bãi bỏ một số điều, khoản Luật Công chứng, bãi bỏ quy hoạch về công chứng, theo bà Yến, công chứng là hoạt động đặc biệt, bỏ quy hoạch Nhà nước phải có biện pháp khác. Trong thời gian chờ Bộ và các cơ quan trình Quốc hội sửa theo hướng tăng cường quản lý, Bộ có công văn gửi các địa phương. “Mong các đồng chí Tỉnh ủy, UBND đặc biệt quan tâm và thận trọng; cụ thể hóa trong quá trình nghiên cứu xem xét các tiêu chí thành lập văn phòng công chứng”, bà Yến nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Công Khanh Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực trả lời một số vấn đề về quốc tịch
Ông Nguyễn Công Khanh Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực trả lời một số vấn đề về quốc tịch
Trả lời thắc mắc về vấn đề quốc tịch trẻ em có yếu tố nước ngoài, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực – Bộ Tư pháp cho biết: Vấn đề này, phía Bộ báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ và từ năm 2016 đã có chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cháu khi trở về Việt Nam như vậy. Theo đó, đối với những trẻ em đã đăng ký khai sinh có quốc tịch nước ngoài về nước giao bộ Giáo dục nghiên cứu miễn lệ phí cho các cháu đi học. Bộ Lao động Thương binh và xã hội nghiên cứu cho các cháu hưởng bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác. Đồng thời giao Bộ Công an cấp thẻ thường trú cho các cháu.

Liên quan đến lĩnh vực của mình, ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia cho biết: Những năm gần đây, nhu cầu xã hội về phiếu lý lịch tư pháp tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác này đòi hỏi sự phối hợp, tích hợp thông tin giữa nhiều ngành: Tòa án, Công an, Viện Kiểm sát… Theo ông Hùng, hiện công tác phối hợp của Tiền Giang tương đối tốt, nguồn thông tin cung cấp giữa các ngành có sự phối hợp chặt chẽ nhưng về công tác cấp phiếu xảy ra trường hợp chậm so với luật định, chưa đảm bảo chính xác, đầy đủ và khách quan. Thời gian qua, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã thống nhất phối hợp đảm bảo nhanh, kịp thời trong công tác lý lịch tư pháp. Ông Hùng đề nghị công an Tỉnh tiếp tục thực hiện công tác phối hợp để đảm bảo cung cấp kịp thời phiếu Lý lịch tư pháp chính xác kịp thời cho người dân. Trước ý kiến của Đoàn công tác, Đại tá Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, về thời gian cơ bản thực hiện đúng quy chế. Về vấn đề phối hợp bảo vệ cưỡng chế THADS, quy chế giữa công an và THADS thực hiện rất tốt. Khi có kế hoạch cưỡng chế đều có phương án bảo vệ. 

Chủ động, mạnh dạn đẩy mạnh công tác Tư pháp 

Sau khi lắng nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh, ý kiến của các Sở, ngành liên quan và thành viên Đoàn Công tác,  Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá cao và ghi nhận thành tích đạt được của ngành Tư pháp và THADS địa phương. Đồng thời, Bộ trưởng cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã quan tâm, lãnh, chỉ đạo công tác Tư pháp, THADS địa phương trong thời gian qua.  “Trong thời gian tới, đề nghị lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ ngành Tư pháp và THADS hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Bộ trưởng đề nghị. Về công tác Tư pháp,  Bộ trưởng cho rằng có một số việc vướng mắc không phải do pháp luật mà do Sở “chưa chủ động, chưa mạnh dạn lắm”. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ ngành Tư pháp và THADS hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ ngành Tư pháp và THADS hoàn thành tốt nhiệm vụ.
“Các hoạt động chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng, giải thể Trung tâm dịch vụ bán đấu giả làm đúng theo chủ trương đường lối của đảng và chủ trương của Bộ. Tuy nhiên cần phải tính toán đảm bảo đầy đủ quyền lợi anh chị em trong quá trình xử lý”, Bộ trưởng chỉ đạo.  Theo Bộ trưởng, Bộ rất quan tâm đến công tác THADS. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các đơn vị cần chỉ đạo thanh kiểm tra các mặt công tác; đặc biệt là hoạt động của Chấp hành viên ở các Chi cục. Đồng thời, nêu gương và nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo. Song song đó, tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy và chính quyền địa phương. 
Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh hứa sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Tư pháp, THADS trong hoạt động
Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh hứa sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Tư pháp, THADS trong hoạt động
Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của Đoàn Công tác, ông Nguyễn Văn Danh, Bí Thư tỉnh ủy Tiền Giang bày tỏ biết ơn và trân trọng tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng Lê Thành Long và các thành viên Đoàn công tác. “Đoàn công tác đã phân tích, giải thích nhiều vấn đề vướng mắc của tỉnh. Tinh thần phát biểu rất thoải mái, chia sẻ”. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang hứa sẽ chỉ đạo các đơn vị thực hiện theo thẩm quyền của từng sở, ngành để thực hiện tốt công tác Tư pháp và THADS.

Trước đó, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn Công tác Bộ Tư pháp đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp. Báo cáo trước Đoàn công tác, bà Nguyễn Thị Đang, Giám đốc Sở Tư pháp Tiền Giang cho biết, trong thời gian qua, các mặt công tác đều được Sở triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được nâng cao, chú trọng hơn vào tính khả thi của văn bản.

Bộ trưởng làm việc với Sở Tư pháp
Bộ trưởng làm việc với Sở Tư pháp

 Đồng thời, phối hợp và kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định.

Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trong 6 tháng đầu năm tỉnh đã thực hiện gần 15.600 cuộc tuyên truyền cho gần 325.000 lượt người. Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến các đối tượng đặc thù.

Công tác hòa giải cơ sở tiếp tục phát huy vai trò công tạo sự đoàn kết, giảm thiểu tranh chấp, khiếu nại tố cáo, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 tổ hòa giải với gần 7.000 hòa giải viên được bố trí đều khắp các địa bàn ấp, khu phố, cụm dân cư. Bên cạnh đó, Tư pháp Tiền Giang cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Phạm Văn Hân, Cục trưởng THADS báo cáo công tác THADS
Ông Phạm Văn Hân, Cục trưởng THADS báo cáo công tác THADS

 Làm việc tại Cục THADS, lãnh đạo Cục THADS cho biết tính đến 31/5, về việc các cơ quan THADS đã thụ lý hơn 21.000 việc. Trong đó gần 15.000 việc có điều kiện thi hành, trong đó đã thụ lý gần 7.600 vụ. Về tiền đã giải quyết xong gần 393 tỷ đồng. Số tiền chưa có điều kiện thi hành trên 780 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Cục cũng đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Cục và các Chi cục THADS được thực hiện kịp thời, đúng quy trình, đảm bảo nội dung giải quyết, không bị cải sửa hoặc bị hủy của cơ quan có thẩm quyền. Đã ra quyết định giải quyết 46 đơn, đình chỉ 12 đơn đang xem xét giải quyết 03 đơn, đạt tỷ lệ 95%. Đồng thời đã giải quyết 4 đơn tố cáo, đình chỉ giải quyết 01 đơn (do đương sự tự nguyện rút đơn), đạt tỷ lệ 100%

Tại các buổi làm việc, Bộ trưởng đã ghi nhận những thuận lợi, khó khăn cũng như lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp đối với hai cơ quan này. Nhân dịp này, Đoàn công tác Bộ cũng đã thăm và làm việc ngắn với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.

Đọc thêm