Bộ Tư pháp đứng ở vị trí thứ 3 về chỉ số cải cách hành chính

(PLVN) -Sáng 19/5, tại Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ số hài lòng về phục vụ hành chính năm 2019, Bộ Tư pháp đứng ở vị trí số 3 (đạt 90,12) trong 17 bộ, ngành được xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, ngành trong năm 2019 vừa qua.

 

Bộ Tư pháp đứng ở vị trí thứ 3 về chỉ số cải cách hành chính

Kết quả chỉ số CCHC năm 2019 của các bộ, ngành tập trung vào 2 nhóm điểm. Thứ nhất là nhóm A, kết quả chỉ số CCHC trên 90%, bao gồm 3 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước (95,4%), Bộ Tài chính (94,77%) và Bộ Tư pháp (90,12%).

Kết quả chỉ số CCHC năm 2019 của các bộ, ngành tập trung vào 2 nhóm điểm. Thứ nhất là nhóm A, kết quả chỉ số CCHC trên 90%, bao gồm 3 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước (95,4%), Bộ Tài chính (94,77%) và Bộ Tư pháp (90,12%).

Nhóm B, đạt kết quả chỉ số CCHC từ 80-90%, gồm 14 Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Nội vụ; Lao động-Thương binh và Xã hội; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Y tế và GTVT.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong năm 2019, công tác cải cách hành chính tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã kịp thời ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019 cũng như các kế hoạch trong 06 lĩnh vực cải cách hành chính trọng tâm của Chính phủ theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP, Quyết định số 225/QĐ-TTg, Quyết định số 609/QĐ-TTg, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện; đã gắn kết công tác cải cách hành chính với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị thuộc Bộ; gắn công tác cải cách hành chính với công tác thi đua - khen thưởng…

Về cơ bản, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019. Công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đạt nhiều kết quả tích cực, với nhiều quy định bảo đảm tốt hơn các các quyền con người, quyền công dân, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được nâng lên rõ rệt. Công tác tuyên truyền, phổ biến có nhiều đổi mới, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truyền tải pháp luật đến người dân... Với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng đã có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện công tác cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính.

Trong năm 2020, Bộ Tư pháp tiếp tục phát huy vai trò của Bộ Tư pháp trong việc tham mưu giúp Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật. Bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xác định thứ tự ưu tiên các dự án để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Duy trì và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng pháp luật.

Tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính ngay từ khâu soạn thảo đảm bảo tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp của thủ tục hành chính, đảm bảo thủ tục hành chính được ban hành có chi phí tuân thủ thấp nhất, góp phần tạo điều kiện cho đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với luật. 

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, đưa các lĩnh vực hành chính tư pháp thực sự đến gần với người dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân; trong đó tập trung vào những lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm. Đẩy mạnh hiện đại hóa các lĩnh vực công tác này với trọng tâm là xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử gắn với việc tổ chức thực hiện Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng, vận hành hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc. 

Đồng thời tập trung hướng dẫn, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương theo quy định chung của Chính phủ. Triển khai mạnh mẽ việc kiện toàn tổ chức, hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo đúng Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030. 

Đọc thêm