BTL Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh xây dựng “thế trận lòng dân”

 Những năm qua, Bộ Tư lệnh (BTL) Thủ đô Hà Nội đã thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, chính sách thương binh, liệt sĩ, thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với những người tham gia kháng chiến, góp phần quan trọng vào an sinh xã hội của Thủ đô và đất nước.

Những năm qua, Bộ Tư lệnh (BTL) Thủ đô Hà Nội đã thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, chính sách thương binh, liệt sĩ, thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với những người tham gia kháng chiến, góp phần quan trọng vào an sinh xã hội của Thủ đô và đất nước.

BTL Thủ đô Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Chỉ thị số 244-CT/ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương(nay là Quân ủy Trung ương) về lãnh đạo công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội 2008-2010.

Trải qua hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, TP. Hà Nội có trên 500.000 đối tượng chính sách và người có công, 71.163 liệt sĩ, 30.245 thương binh, 13.017 bệnh binh, 2.363 Mẹ Việt Nam Anh hùng(hiện nay 140 Mẹ còn sống), 1.601 cán bộ lão thành cách mạng, 3.158 cán bộ tiền khởi nghĩa. Đặc biệt, Bộ Tư lệnh(BTL) Thủ đô Hà Nội đang quản lý và thực hiện một số chế độ, chính sách đối với 57.876 cán bộ quân đội đã nghỉ hưu trên địa bàn(chiếm hơn 1/4 số lượng cán bộ nghỉ hưu của tòan quân), trong đó có gần 400 cán bộ cấp Tướng. 

Chi trả chế độ theo Quyết định 142 tại huyện Thường Tín
Chi trả chế độ theo Quyết định 142 tại huyện Thường Tín

Từ năm 2008 đến nay, BTL Thủ đô Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc các chương trình xây dựng Nhà tình nghĩa, xây dựng được 59 căn nhà(vượt chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao 29 nhà) với tổng trị giá trên 7 tỷ đồng, được Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen. Đồng thời, đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành thành phố, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trên địa bàn thành phố, xây dựng Qũy “Đền ơn đáp nghĩa” với tổng số tiền trên 58 tỷ đồng, xây mới 673 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 1.390 căn nhà cho các đối tượng chính sách.

Đại tá Đoàn Văn Miêng - Trưởng phòng Chính sách, BTL Thủ đô Hà Nội cho biết: Hàng năm, BTL Thủ đô Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện quân đội đóng quân trên địa bàn Thủ đô và Sở Y tế Hà Nội trực tiếp thăm, tặng quà khám bệnh, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho gần 70.000 gia đình và đối tượng chính sách, trị giá hàng chục tỷ đồng. Trực tiếp đào tạo 18.704 học viên có trình độ nghề trung, sơ cấp, trong đó có 10.871 học viên là bộ đội xuất ngũ, 80% học viên được giới thiệu việc làm.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Cựu Chiến binh, các Ban, ngành đoàn thể và các đơn vị trong BTL Thủ đô Hà Nội thực hiện chu đáo chính sách ưu đãi người có công. Các đơn vị đã trích hàng tỷ đồng phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng(với mức tiền phụng dưỡng hàng tháng bằng tiền lương cơ bản), đón hài cốt liệt sĩ. Huy động 3.494 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia với 32.760 ngày công, cùng với các địa phương xây mới và tu sửa 68 nghĩa trang liệt sĩ với tổng trị giá 89 triệu đồng.

Đặc biệt, BTL đã tham mưu với UBND thành phố xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ Hà Nội tại mặt trận Bắc Kon Tum(tỉnh Kon Tum) trị giá 25 tỷ đồng. Chúng tôi đã trực tiếp tiếp 1.217 lượt công dân, giải quyết trả lời gần 400 đơn thư công dân hỏi về các chế độ, chính sách thấu tình, đạt lý. Ngoài các đơn thư trả lời chế độ chính sách, anh em còn hướng dẫn, tra cứu, giúp đỡ cho hàng nghìn gia đình biết thêm về những thông tin tìm mộ liệt sĩ.

Trong hai năm 2009 và 2010, TP. Hà Nội đã tặng quân dân huyện đảo Trường Sa nhà khách Thủ đô trị giá 16 tỷ đồng, nhà văn hóa trị giá 15 tỷ đồng, năm 2011 tặng quà trị giá 205 triệu đồng.

Đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu từ trần, các cơ quan đơn vị của BTL Thủ đô Hà Nội đã trực tiếp thực hiện và hướng dẫn tận tình, chu đáo theo đúng nghi thức quân đội, mỗi năm trực tiếp tổ chức và phục vụ tang lễ từ 550-570 trường hợp.

Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh - Chính uỷ BTL Thủ đô Hà Nội cho biết: Đổi mới chính sách ưu đãi đối với người có công là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm cho hậu phương quân đội ngày càng ổn định và phát triển bền vững, góp phần phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, xây dựng “thế trận lòng dân” và nền tảng chính trị tinh thần của đất nước.

BTL Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh xây dựng “thế trận lòng dân” ảnh 2
 
Những năm qua, các văn bản pháp luật quy định về chính sách hậu phương quân đội từng bước được ban hành, đồng thời không ngừng được bổ sung, sửa đổi phù hợp với từng thời kỳ.

Chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho quân nhân phục viên, xuất ngũ cũng được bổ sung, phát triển, người về hưu được chăm sóc tốt hơn. Các chế độ, chính sách đối với các lực lượng làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương đã thiết thực hơn, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách hậu phương quân đội.Nhà nước cũng đề ra nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, từng bước xã hội hóa chính sách hậu phương quân đội, quan tâm chăm lo gia đình quân nhân công tác ở vùng khó khăn và đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt...

Từng bước ban hành và thực hiện tốt các chính sách xã hội có liên quan đến quốc phòng, an ninh, hậu phương quân đội cụ thể, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, các chương trình 134, 135... đã đem lại tác dụng thiết thực đối với công tác xây dựng hậu phương, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Chính sách, chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tại ngũ cũng từng bước được đổi mới đã góp phần cải thiện cuộc sống của các gia đình quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng...

Lam Hạnh

Đọc thêm