Các con đường lây lan bệnh tay chân miệng và giải pháp từ bộ đôi Subạc

0:00 / 0:00
0:00
Bệnh tay chân miệng rất phổ biến và dễ dàng lây lan trong cộng đồng. Đây là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì? Giải pháp từ bộ đôi Subạc cho hiệu quả ra sao với bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Tay chân miệng là bệnh ngoài da do virus thường gặp ở trẻ nhỏ. Các chuyên gia cho biết, bệnh tay chân miệng có tính lây nhiễm cao, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh. Chính vì vậy, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có khả năng bùng phát thành dịch.

Bên cạnh đó, bạn có thể lây tay chân miệng qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, rèm cửa, nền nhà… Đặc biệt trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp, việc ho, hắt hơi có thể tạo điều kiện để virus phát tán và truyền từ người này qua người khác. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung trong môi trường này thì rất dễ bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, tay chân miệng không phải chỉ ảnh hưởng đến trẻ em. Vẫn có những trường hợp người lớn bị tay chân miệng lây truyền từ trẻ mắc bệnh khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ lây lan mạnh nhất ở giai đoạn 7 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, tuy nhiên giai đoạn lây nhiễm còn kéo dài vài tuần, nguyên nhân là do virus gây bệnh còn lưu trú ở phân người bệnh.

Bệnh tay chân miệng rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Trong giai đoạn ủ bệnh, khoảng từ 3-7 ngày, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ không có dấu hiệu nhận biết. Giai đoạn phát bệnh, bệnh tay chân miệng thường có những biểu hiện sau:

● Tình trạng mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên bị đau họng.

● Sốt.

● Xuất hiện dấu hiệu đau trong miệng, có đốm đỏ và sau đó trở thành viêm loét, có thể bị viêm loét ở trên lưỡi.

● Da bị phát ban.

● Một số trường hợp bệnh nhân tay chân miệng không có bất cứ biểu hiện bệnh nào hoặc có một số trường hợp chỉ xuất hiện phát ban, loét miệng.

● Xuất hiện vết bỏng nước, thường có kích thước từ 2-10mm, hình bầu dục, màu xám, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, có thể xuất hiện bóng nước trong miệng và khi bóng nước này vỡ ra khiến cho trẻ bị đau dẫn đến tình trạng bỏ ăn. Sau khoảng từ 5-7 ngày, bóng nước sẽ xẹp dần, trẻ có thể bị nôn ói, tiêu chảy.

Tay chân miệng đặc trưng bởi các nốt tổn thương trên da trẻ

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh. Ngược lại, virus Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Có hai biến chứng thường gặp của bệnh này là biến chứng thần kinh và biến chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn. Biến chứng của tay chân miệng gây ảnh hưởng đến não bộ: viêm màng não, viêm não và viêm não tủy. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có một số biểu hiện bất thường như hay bị giật mình, đi không vững, nhãn cầu rung/giật, mắt nhìn ngược,…

Virus gây bệnh tay chân miệng còn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,…; xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập tại các nốt mụn trên da.

Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách chữa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và điều trị tích cực nếu chẳng may người bệnh bị suy tuần hoàn, suy hô hấp. Các biện pháp điều trị cụ thể bao gồm:

● Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ sốt paracetamol;

● Điều trị loét miệng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng gel bôi thảo dược an toàn. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;

● Bù đủ nước cho trẻ: Nếu bé bị sốt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mất nước, vì vậy cha mẹ cần cho trẻ uống dung dịch điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể;

● Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;

● Nếu trẻ bị biến chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và điều trị tại bệnh viện.

Cải thiện bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi gel & cốm Subạc

Để cải thiện bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tay chân miệng, hiện nay xu hướng được nhiều chuyên gia khuyên dùng là bộ đôi gel & cốm Subạc. Cụ thể:

Gel Subạc: Gel Subạc có thành phần Nano bạc (ứng dụng công nghệ nano) kết hợp với Chitosan, dịch chiết Neem, Kẽm salicylate giúp làm sạch, sát khuẩn các vết thương hở, từ đó làm nhanh se mụn nước và cải thiện triệu chứng bệnh tay chân miệng cho trẻ nhanh chóng.

Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã được chứng minh nano bạc trong gel Subạc có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại virus, vi khuẩn kể cả những chủng kháng kháng sinh. Nhờ đó giúp chống lại nguyên nhân gây bệnh, tạo màng nano bao phủ bên ngoài vết thương giúp bệnh tay chân miệng nhanh lành.

Nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt virus gây bệnh tay chân miệng

Đặc biệt, gel Subạc được bào chế dưới dạng gel trong suốt nên không gây mất thẩm mỹ cũng như để lại vết màu trên da hay quần áo của người bệnh tay chân miệng. Gel Subạc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn với bé, bôi được cả vào những vùng da nhạy cảm như niêm mạc miệng của trẻ.

Cốm Subạc: Là sản phẩm ứng dụng công nghệ lượng tử tiên tiến, kết hợp nhiều thảo dược như cao lá Neem, cao Bạch chỉ, cao lá Xoài, cao Tạo giác thích,... cùng với L-Lysine, vitamin C và vi chất cần thiết. Cốm Subạc giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Nhờ đó vừa giúp hỗ trợ ngăn cản sự tấn công của virus gây bệnh tay chân miệng, giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tay chân miệng, vừa hỗ trợ làm lành nhanh các tổn thương.

Bộ đôi gel Subạc giúp cải thiện bệnh tay chân miệng, làn da mịn màng & cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng, kháng virus, kháng khuẩn

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về các con đường lây nhiễm và cách điều trị bệnh tay chân miệng. Khi bị bệnh tay chân miệng, bạn cần chú ý trong sinh hoạt và chế độ ăn uống, đồng thời kết hợp bôi gel Subạc và uống cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng giúp nhanh lành các nốt mụn nước, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

* Bộ đôi gel Subạc & cốm Subạc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Subạc là sản phẩm nổi tiếng của Dược phẩm Á Âu.

Đọc thêm