Các vụ hành hung nhà báo đang chìm xuồng : do luật "hổng"?

Phần lớn các vụ hành hung nhà báo đều bị chìm xuồng hoặc cơ quan chức năng làm cho qua chuyện. Phải chăng đang có những lỗ hổng lớn trong luật định...

Phần lớn các vụ hành hung nhà báo đều bị chìm xuồng hoặc cơ quan chức năng làm cho qua chuyện.

Theo ông  Nguyễn Quang Thống, Ủy viên Thường vụ, Thường trực, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, hầu hết các cơ quan ở địa phương đã quan tâm xử lý việc các nhà báo bị tấn công nhưng mức xử lý đưa ra còn  quá nhẹ.

Một số địa phương thậm chí còn thờ ơ, nếu không muốn nói là quan liêu.

Ai dám làm nhà báo!


Câu chuyện nhà báo bị cản trở, hành hung như ngọn lửa âm ỉ từ lâu.

Tuy nhiên, gần đây đã bị thổi bùng lên bằng việc hai nhà báo Võ Minh Châu và Minh Thùy (Báo Tiền Phong) bị một số người dùng mũ bảo hiểm và dao truy sát tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh khi hai nhà báo này đang tác nghiệp. 

Đặc biệt, vụ Nhà báo Trần Thế Dũng (Báo Người lao động) bị hơn chục thanh niên tấn công gây thương tích nặng tại khu vực làng Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng khi đang tìm hiểu thực trạng buôn lậu qua biên giới tỉnh Lạng Sơn.

Những tưởng sự vào cuộc của cơ quan chức năng và sự phản đối của dư luận thực trạng này sẽ chấm dứt.

Nhưng không, như thách thức tất cả ngay tại Thủ đô, phóng viên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC bị bảo vệ, vệ sỹ của Tập đoàn Kinh tế Vinashin hành hung, cướp máy quay khi đang tác nghiệp trước cổng tập đoàn này. Và xa hơn, tỉnh Bình Dương nhà báo trở thành nạn nhân của những hành vi quá khích.Vì sao lại có sự coi thường dư luận và pháp luật như vậy? Câu trả lời rằng một phần xuất phát từ sự thờ ơ, vào cuộc một cách đối phó của một số cơ quan chức năng khi giải quyết sự việc.

Nhà báo Trần Thế Dũng bị hành hung nghiêm trọng

Số vụ tăng vì xử không nghiêm
Ông Nguyễn Quang Thống, Ủy viên Thường vụ, Thường trực, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, qua công tác kiểm tra của Hội nhận thấy hầu hết các cơ quan ở địa phương đã quan tâm xử lý việc các nhà báo bị tấn công nhưng mức xử lý đưa ra còn  quá nhẹ.

 Một số địa phương thậm chí còn thờ ơ, nếu không muốn nói là quan liêu.

Có những vụ việc, cho việc đến nay Hội vẫn chưa nhận được hồi âm về kết quả điều tra, xử lý như vụ phóng viên Nguyễn Xuân (báo Khánh Hòa) bị đánh tháng 8/2008,đến nay cơ quan chức năng địa phương vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

Gần đây nhất, vụ phóng viên Trần Thế Dũng (báo Người Lao động) bị đánh ngày 6/1 thì ngày 8/1 Hội Nhà báo Việt Nam có công văn gửi Tỉnh ủy, UBND, CA tỉnh Lạng Sơn đề nghị điều tra, xác minh, xử lý đối tượng tham gia hành hung anh Dũng.'

Song, đến nay vẫn chưa hề nhận được hồi âm, dù đã có kết quả điều tra.


Cũng qua các vụ việc cụ thể, ông Thống nhận định: tất cả các vụ việc có tính chất trả thù, hành hung, đe dọa nhà báo tác nghiệp nếu cơ quan công an vào cuộc một cách nhanh chóng, vô tư, khách quan thì sự thật bao giờ cũng được làm sáng tỏ, dư luận đồng tình

. Ngược lại, chậm trễ điều tra, để hiện trường bị xóa, thương tật giám định muộn, lại vì một lý do nào đó điều tra không khách quan thì kết quả điều tra dễ sai lệch.

Trường hợp của nhà báo Dũng là một ví dụ. Hồ sơ bệnh án  chẩn đoán chấn thương sọ não kín, tụ máu quanh hốc mắt 2 bên, tụ máu xung huyết 2 mắt. Trên thân thể nhiều vết bầm tím, xây xước, răng bị tổn thương phải nẹp  mà giám định mức độ chấn thương là 02%, không khởi tố vụ án là không thể chấp nhận được.

cho đến nay Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo trung ương đã có văn bản đề nghị xem xét kết quả điều tra vụ nhà báo Dũng bị hành hung của CA huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.


Chính vì sự giải quyết không thỏa đáng, mức độ xử lý còn thấp, không đủ sức răn đe là vòng luẩn quẩn khiến số vụ hành hung nhà báo tăng, với sự hung hăng, ngang nhiên coi thường pháp luật hơn- Ông Thống khẳng định.
                                                                                                                                                  Thanh Quý – Vân Anh

Đọc thêm