Một số triệu chứng viêm khớp dạng thấp điển hình
Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện tại các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, mắt cá chân… Sau khi tiến triển đến giai đoạn nặng thì bệnh có thể làm tổn thương các khớp lớn như khớp háng, khớp vai… Cụ thể các triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là:
- Đau khớp: Người bệnh có cảm giác đau nhức dữ dội do các tế bào sụn khớp bị tổn thương. Thêm vào đó, tình trạng viêm khiến khớp sản xuất ra nhiều chất lỏng hoạt dịch. Điều này làm tăng áp lực lên khớp và kích thích dây thần kinh cảm giác. Do đó, người bệnh cảm thấy đau nhức kể cả khi nghỉ ngơi và vận động.
- Cứng khớp: Người bệnh thường bị cứng các khớp, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc giữ nguyên một tư thế lâu. Khi bệnh tiến triển nặng, tình trạng cứng khớp có thể gây khó khăn cho việc gập và duỗi thẳng các khớp, làm hạn chế khả năng đi lại, vận động.
- Nóng khớp: Quá trình viêm sẽ khiến tăng lưu lượng máu di chuyển về các khớp. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy vùng da bao quanh khớp viêm có nhiệt độ cao hơn các khu vực khác.
- Viêm khớp có tính chất đối xứng: Thông thường đối với viêm khớp dạng thấp, nếu người bệnh cảm thấy đau ở một khớp thì khớp đối diện cũng sẽ có các triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, mức độ đau và quá trình tiến triển ở mỗi bên có thể khác nhau.
Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức và cứng các khớp |
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay
Việc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay khá đa dạng, bao gồm phương pháp không dùng thuốc, dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ và dùng thảo dược lành tính. Cụ thể về từng phương pháp như sau:
Phương pháp không sử dụng thuốc
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp không dùng thuốc thường được sử dụng khi cơn đau không quá dữ dội, mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình. Một số biện pháp hỗ trợ thường được áp dụng như:
- Châm cứu:Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng sưng đau khớp. Lưu ý, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện, kim tiêm phải được vô trùng tránh để nhiễm khuẩn.
- Xoa bóp: Phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Đặc biệt, xoa bóp các khớp nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp giảm cứng khớp, cử động linh hoạt hơn.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D, omega 3, canxi… rất tốt cho sụn khớp. Kiểm soát cân nặng hợp lý để giảm áp lực của cơ thể lên khớp gối.
- Luyện tập thể dục, thể thao: Thường xuyên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với người bị viêm khớp dạng thấp như đi bộ, bơi lội, yoga… Điều này sẽ giúp tăng độ bền và độ dẻo dai cho sụn khớp.
Luyện tập thể dục, thể thao giúp tăng cường hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp |
Sử dụng thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp
Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp:
● Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (meloxicam, ibuprofen…) hoặc corticoid (prednisolone, methylprednisolone…). Các thuốc này thường cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn một số tác dụng phụ trên tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa muối nước, đục thủy tinh thể…
● Thuốc chống thấp khớp thường được bác sĩ chỉ định như methotrexate, hydroxychloroquine... có tác dụng làm chậm hoặc giảm tiến triển của bệnh. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp như thiếu máu, tăng men gan...
● Thuốc sinh học thường được chỉ định với thể nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc kể trên. Trước khi sử dụng thuốc sinh học cần đánh giá chức năng gan thận, sàng lọc lao… để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.
Sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.
Thận trọng khi dùng thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp vì có nhiều tác dụng phụ |
Sử dụng TPBVSK Hoàng Thấp Linh hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính nên quá trình điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp và kiên trì thì mới có thể đem lại hiệu quả tối ưu. Bên cạnh những phương pháp kể trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Phải kể đến một trong những sản phẩm có thương hiệu lâu năm và được nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp tin tưởng sử dụng, đó là TPBVSK Hoàng Thấp Linh.
TPBVSK Hoàng Thấp Linh có chứa các thành phần thảo dược (hy thiêm, sói sừng, nhũ hương, bạch thược) kết hợp với các dưỡng chất tự nhiên (boron, magie, pregnenolone, L-carnitine, MSM…) hỗ trợ cải thiện triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay. Sản phẩm dùng cho các đối tượng như người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động, đi lại khó khăn.
Năm 2013, TPBVSK Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện E trên người bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết quả cho thấy: 88% người bệnh cải thiện tình trạng đau khớp; 75% cải thiện tình trạng sưng khớp. Trong quá trình tham gia nghiên cứu, không có trường hợp nào gặp phải tác dụng không mong muốn.
TPBVSK Hoàng Thấp Linh hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả |
Viêm khớp dạng thấp tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, điều chỉnh chế độ ăn uống thì người bệnh đừng quên kết hợp sử dụng thêm TPBVSK Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng sưng nhức khớp, trở trời đỡ đau nhé.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.