Nhiều người rất sợ bị cảm cúm khi mang thai, vừa phải thận trọng khi dùng thuốc, thời gian cúm sẽ kéo dài hơn. Đồng thời nếu bị cảm trong thời gian đầu mới mang thai rất dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Các mẹ cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.
Khi bị cảm cúm, thai phụ nên làm gì?
Bình thường, các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu thật sự rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị các triệu chứng bên không quá khó, nhưng đối với bà bầu thì việc điều trị cần thận trọng hơn. Các mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, trong trường hợp quá nặng,bắt buộc phải dùng đến thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào.
Và trước khi sử dụng thuốc, các mẹ có thể áp dụng một số thực phẩm cải thiện tình hình:
Dùng tỏi trị cảm cúm:
Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.
Sử dụng nước chanh :
Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.
Sử dụng muối ăn:
Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.
Nấu món canh gà:
Canh gà có thể cải thiện các bệnh về họng và đường hô hấp. Canh gà đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Chất amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy nên canh gà rất tốt cho phụ nữ đang mang thai nói chung và các trường hợp bị cảm cúm nói riêng.
Làm gì để phòng cúm khi mang thai?
Ngoài việc tiêm phòng cúm khi mang thai, thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm bằng các mẹo nhỏ như sau:
Tích cực bổ sung các hoa quả giầu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
· Khi đi ra ngoài, bạn cũng nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa phòng bị mưa rất dễ bị cảm.
· Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
· Khi ngủ, tránh để quạt xoay thẳng vào mặt, bạn có thể lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ, tra thuốc nhỏ mũi trong các trường hợp bị ngạt mũi.
· Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.
· Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, và cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Dưới đây là khuyến cáo từ các chuyên gia sức khỏe giúp phòng bệnh cúm:
· Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Trong xà phòng có tính kháng khuẩn giúp chống lại các loại virus, trong đó có virus gây cúm.
· Khi ho hoặc hắt hơi, nên tập thoi quen dùng khăn giấy che miệng và mũi. Không nên trực tiếp dùng bàn tay. Khăn giấy sau khi dùng xong nên bỏ vào thùng rác, tránh vứt bừa bãi.
· Không nên chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. Bởi vi trùng có thể lây lan từ bà tay nhiễm khuẩn òi sau đó chạm mắt, mũi và miệng.
· Với các bà mẹ nên nhắc nhở con mình không dùng chung đồ dùng học tập như bút bi, bút chì hay chia sẻ đồ ăn, dùng chung bát, đũa với bạn khi ăn cơm ở trường.
· Trường hợp con bị bệnh, mẹ nên để bé ở nhà tránh lây lan virus cho người khác.
· Tránh tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
· Bổ sung các thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng tốt như tỏi, gừng, ổi , trà xanh ...
· Trong chế độ ăn uống chú ý cân bằng dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau , trái cây tươi, nên ăn các loại thực phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến, và đặc biệt là không hút thuốc.
· Nên tập thể dục thường xuyên, tổ chức các chuyến dã ngoại cùng gia đình để tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.