Cận cảnh khu lăng mộ danh tướng bị hàm oan suốt cả trăm năm

(PLVN) - Khu di tích lịch sử Lăng mộ và nhà thờ Danh tướng Hoàng Kế Viêm tại tỉnh Quảng Bình vừa được được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia. Suốt cả trăm năm, danh tướng lẫy lừng này đã bị hậu thế hàm oan…
Suốt cả trăm năm danh tướng lẫy lừng Hoàng Kê Viêm đã bị hậu thế hàm oan…
Suốt cả trăm năm danh tướng lẫy lừng Hoàng Kê Viêm đã bị hậu thế hàm oan…
Phía bên ngoài nhìn vào Khu Di tích lịch sử Lăng mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm (ở thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Năm 2011, khu này đã được UBND tỉnh Quảng Bình xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Phía bên ngoài nhìn vào Khu Di tích lịch sử Lăng mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm (ở thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Năm 2011, khu này đã được UBND tỉnh Quảng Bình xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Danh tướng Hoàng Kế Viêm (1820 – 1909), tên thật là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, quê làng Văn La, tổng Văn Đại, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lương Ninh). Hoàng Kế Viêm là vị quan văn võ toàn tài, phục vụ dưới 4 triều vua là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Hàm Nghi. Ông cũng là Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp, là vị tướng đầu tiên đánh thắng giặc Pháp với hai chiến công lừng lẫy là giết chết 2 viên Tổng chỉ huy Pháp ở Bắc Kỳ. Ông từng được giữ các chức vụ Thống đốc Trấn Bắc Đại tướng quân, Đông các Đại học sĩ… nên nhân dân địa phương thường gọi ông là “Ngài Quan Đông”.

Danh tướng Hoàng Kế Viêm (1820 – 1909), tên thật là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, quê làng Văn La, tổng Văn Đại, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lương Ninh). Hoàng Kế Viêm là vị quan văn võ toàn tài, phục vụ dưới 4 triều vua là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Hàm Nghi. Ông cũng là Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp, là vị tướng đầu tiên đánh thắng giặc Pháp với hai chiến công lừng lẫy là giết chết 2 viên Tổng chỉ huy Pháp ở Bắc Kỳ. Ông từng được giữ các chức vụ Thống đốc Trấn Bắc Đại tướng quân, Đông các Đại học sĩ… nên nhân dân địa phương thường gọi ông là “Ngài Quan Đông”.

Ngoài tài năng về quân sự, Hoàng Kế Viêm còn là người hay chữ: làm thơ, viết văn, chép sử... với bút hiệu là Tùng An. Bút hiệu này có sử tích rằng, ông thường có sở thích ngồi trong vườn tùng để đọc sách, ngâm thơ. Những tác phẩm bằng Hán Nôm của ông khá đa dạng và phong phú như: Trù Thiết sơn phòng sư Nhị tấn, Thần cơ yếu ngữ, Phê thị trần hoàn... Để tri ân, con cháu đã trồng một vườn tùng ngay trước lăng mộ của ông.

Ngoài tài năng về quân sự, Hoàng Kế Viêm còn là người hay chữ: làm thơ, viết văn, chép sử... với bút hiệu là Tùng An. Bút hiệu này có sử tích rằng, ông thường có sở thích ngồi trong vườn tùng để đọc sách, ngâm thơ. Những tác phẩm bằng Hán Nôm của ông khá đa dạng và phong phú như: Trù Thiết sơn phòng sư Nhị tấn, Thần cơ yếu ngữ, Phê thị trần hoàn... Để tri ân, con cháu đã trồng một vườn tùng ngay trước lăng mộ của ông.

Cổng vào khu lăng mộ được thiết kế phong thủy hài hòa, cân xứng với bậc tam cấp, trang trí mái cổng hoa văn đầu rồng đuôi phượng. Đây cũng có thể hứa hẹn là điểm đến du lịch tham quan cho du khách và diễn giải về câu chuyện oan khuất nghìn năm lay động lòng trắc ẩn...

Cổng vào khu lăng mộ được thiết kế phong thủy hài hòa, cân xứng với bậc tam cấp, trang trí mái cổng hoa văn đầu rồng đuôi phượng. Đây cũng có thể hứa hẹn là điểm đến du lịch tham quan cho du khách và diễn giải về câu chuyện oan khuất nghìn năm lay động lòng trắc ẩn...

Tương truyền, ngài Hoàng Kế Viêm có hai câu đối nổi tiếng được khắc trước cổng trụ, do chiến tranh, thời gian làm trụ biểu trước cổng vào lăng mộ bị hư nát khiến một câu đối đã bị thất lạc. Câu đối còn được giữ lại là “Anh hùng đáo để nan mai một”, tạm dịch là “Bậc anh hùng dẫu dìm đến đáy vẫn khó bị mất”.

Tương truyền, ngài Hoàng Kế Viêm có hai câu đối nổi tiếng được khắc trước cổng trụ, do chiến tranh, thời gian làm trụ biểu trước cổng vào lăng mộ bị hư nát khiến một câu đối đã bị thất lạc. Câu đối còn được giữ lại là “Anh hùng đáo để nan mai một”, tạm dịch là “Bậc anh hùng dẫu dìm đến đáy vẫn khó bị mất”.

Khuôn viên lăng mộ Hoàng Kế Viêm có diện tích hơn 230m2, bao gồm các hạng mục kết hợp hài hòa: cổng, sân, hàng rào, bia mộ, hồ bán nguyệt và mộ.

Khuôn viên lăng mộ Hoàng Kế Viêm có diện tích hơn 230m2, bao gồm các hạng mục kết hợp hài hòa: cổng, sân, hàng rào, bia mộ, hồ bán nguyệt và mộ.

Phần mộ được đắp h́ình chữ nhật, phía trên mộ đắp nổi h́ình 6 lá sen chồng lên nhau tượng trưng cho sự thanh bạch, tấm lòng trong sáng như chính cuộc đời lừng lẫy chiến công của ông và như là một ẩn dụ gửi mãi đời sau.

Phần mộ được đắp h́ình chữ nhật, phía trên mộ đắp nổi h́ình 6 lá sen chồng lên nhau tượng trưng cho sự thanh bạch, tấm lòng trong sáng như chính cuộc đời lừng lẫy chiến công của ông và như là một ẩn dụ gửi mãi đời sau.

Việc chăm sóc, thờ cúng và tổ chức lễ tại nhà thờ danh tướng Hoàng Kế Viêm đã trải qua hơn 1 thể kỷ đầy những biến thiên của dâu bể lịch sử, đời người nhưng các hậu duệ của ngài vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và lòng thành kính tận tâm. Ngày ngày, ông Hoàng Phồn Thạch (67 tuổi, hậu duệ đời thứ 5) cần mẫn coi sóc khu vực lăng mộ người nhân sĩ nặng lòng vì nghĩa nước, thương dân này.

Việc chăm sóc, thờ cúng và tổ chức lễ tại nhà thờ danh tướng Hoàng Kế Viêm đã trải qua hơn 1 thể kỷ đầy những biến thiên của dâu bể lịch sử, đời người nhưng các hậu duệ của ngài vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và lòng thành kính tận tâm. Ngày ngày, ông Hoàng Phồn Thạch (67 tuổi, hậu duệ đời thứ 5) cần mẫn coi sóc khu vực lăng mộ người nhân sĩ nặng lòng vì nghĩa nước, thương dân này.

Là tướng lĩnh đầu tiên thắng trận trước quân Pháp nhưng do nhà Nguyễn e sợ trước giặc, bắt Hoàng Kế Viêm phải lui quân về khiến lòng ông tổn thương nặng sâu. Ông chấp nhận về an trí tại quê nhà Văn La, bị người người Pháp quản lỏng rồi ép ông phải đi dẹp phong trào Cần Vương. Tướng Viêm đòi 500 lính và 500 súng với mưu đồ dùng lính Pháp, súng Pháp để đánh lại giặc Pháp, đi theo phong trào kháng Pháp. Chính việc này đã khiến ông bị sử liệu hậu thế hàm oan. Năm 2010, ông Lê Hùng Phi lúc ấy đang là Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn tiên phong, mở cuộc hội thảo để mời các nhà sử học, học giả suốt từ Nam chí Bắc và dần minh oan cho cụ.

Là tướng lĩnh đầu tiên thắng trận trước quân Pháp nhưng do nhà Nguyễn e sợ trước giặc, bắt Hoàng Kế Viêm phải lui quân về khiến lòng ông tổn thương nặng sâu. Ông chấp nhận về an trí tại quê nhà Văn La, bị người người Pháp quản lỏng rồi ép ông phải đi dẹp phong trào Cần Vương. Tướng Viêm đòi 500 lính và 500 súng với mưu đồ dùng lính Pháp, súng Pháp để đánh lại giặc Pháp, đi theo phong trào kháng Pháp. Chính việc này đã khiến ông bị sử liệu hậu thế hàm oan. Năm 2010, ông Lê Hùng Phi lúc ấy đang là Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn tiên phong, mở cuộc hội thảo để mời các nhà sử học, học giả suốt từ Nam chí Bắc và dần minh oan cho cụ.

“Để được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia là quá trình rất dài với sự chung tay của nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học cùng chính quyền địa phương. Việc này cũng đánh dấu nỗi hàm oan của cụ đã được giải tỏa. Đó cũng là nỗi trăn trở của nhiều đời hậu duệ chúng tôi cho đến hôm nay” - bà Hoàng Thị Hoa (hậu duệ đời thứ 5) của cụ Hoàng Kế Viêm, chia sẻ.

“Để được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia là quá trình rất dài với sự chung tay của nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học cùng chính quyền địa phương. Việc này cũng đánh dấu nỗi hàm oan của cụ đã được giải tỏa. Đó cũng là nỗi trăn trở của nhiều đời hậu duệ chúng tôi cho đến hôm nay” - bà Hoàng Thị Hoa (hậu duệ đời thứ 5) của cụ Hoàng Kế Viêm, chia sẻ.

Đến lăng mộ cụ hôm nay, lưu dấu tiền nhân vẫn thấp thoáng bóng hình khí phách của vị tướng tài uy danh. Thương nỗi oan khuất lâu nay chỉ có tiếng thông reo, nước hồ bán nguyệt và những nhành sen, súng vỗ về ru giải.

Đến lăng mộ cụ hôm nay, lưu dấu tiền nhân vẫn thấp thoáng bóng hình khí phách của vị tướng tài uy danh. Thương nỗi oan khuất lâu nay chỉ có tiếng thông reo, nước hồ bán nguyệt và những nhành sen, súng vỗ về ru giải.

Những năm tháng về với quê nhà, Hoàng Kế Viêm từ chối bổng lộc, vườn ruộng vua ban mà lãnh thống người làng đắp bồi đầm lầy, khai hoang ruộng đất, dạy con dân phát triển nông nghiệp nhưng không giữ lại cho riêng mình mà chia hết cho mọi người...

Những năm tháng về với quê nhà, Hoàng Kế Viêm từ chối bổng lộc, vườn ruộng vua ban mà lãnh thống người làng đắp bồi đầm lầy, khai hoang ruộng đất, dạy con dân phát triển nông nghiệp nhưng không giữ lại cho riêng mình mà chia hết cho mọi người...

Đọc thêm