Cần đưa “rừng thiêng” vào Luật để bảo vệ

(PLO) - Chiều 24/10, tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đã đề nghị đưa khái niệm 'rừng thiêng' vào Luật để có căn cứ bảo vệ
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương - tỉnh Quảng Bình phát biểu ý kiến về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Ảnh: Văn Bình - Cổng TTĐT Quốc hội
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương - tỉnh Quảng Bình phát biểu ý kiến về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Ảnh: Văn Bình - Cổng TTĐT Quốc hội

Trong buổi thảo luận, ĐB Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng rừng tự nhiên ngày càng bị tàn phá, bị cháy, bị khai thác trái pháp luật diễn ra ở nhiều địa phương và dẫn đến hậu quả tai nạn nặng nề nghiêm trọng, lũ lụt tàn phá, đất đá lở gây thảm họa thương tâm cả về tính mạng và kinh tế. Có nhiều nơi cán bộ kiểm lâm còn tiếp tay cho lâm tặc, chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm kiểm tra và thiếu những biện pháp xử lý hữu hiệu, nguyên nhân sâu xa là do hệ thống pháp luật và tài nguyên rừng của chúng ta còn nhiều hạn chế, trong đó có Luật Bảo vệ và phát triển rừng. 

Ông cũng góp ý cụm từ "rừng tín ngưỡng" tại khoản 8 Điều 2 nên đổi thành "rừng thiêng". Ông nói: “Đây là một điểm tôi muốn Ban soạn thảo hết sức lưu ý vì dân gian có câu 'rừng thiêng nước độc', chưa ai nói đến rừng tín ngưỡng.

Rừng thiêng là rừng mà niềm tin của người dân cho rằng rừng có một đấng siêu nhiên, mô hình nào đó cai quản, bảo vệ và nếu ai chặt phá, gây ô nhiễm hoặc làm thay đổi, biến dạng sẽ phải bị trừng phạt. Vì thế người dân có ý thức bảo vệ khác với tín ngưỡng, tín ngưỡng ở đây là niềm tin thờ cúng tổ tiên, ông bà, thành hoàng, các vị phật tổ, phật quan âm, v.v... Ở đây mình nói dùng từ tín ngưỡng cũng không đúng.

Trong giải thích rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin phong tục tập quán, cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, cái này không chính xác. Ở Quảng Bình có một thôn ở Châu Hóa, rừng đó người ta cũng không sống dựa vào rừng gì cả nhưng cho rằng đó là rừng thiêng cho nên không ai chặt phá và bảo vệ từ đời này qua đời khác.”

Đọc thêm