Cảnh sát đường thủy Cần Thơ “Dân vận khéo” vì bình yên sông nước

(PLO) - Gần 2 năm nay, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an thành phố Cần Thơ phối hợp với chính quyền địa phương phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt triển khai mô hình "Dân vận khéo đảm bảo an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông đường thủy" tại Khu vực Lân Thạnh 1. 
Cảnh sát đường thủy Cần Thơ “Dân vận khéo” vì bình yên sông nước
Nhờ mô hình này mà tình hình tai nạn giao thông đường thủy trong khu vực đã giảm hẳn. Việc đảm bảo an ninh trật tự cũng nhờ đó mà được người dân và chính quyền địa phương quan tâm hơn. 
Khu vực đặc biệt cần cách tuyên truyền đặc biệt
Lân Thạnh 1 là một cồn đất nằm giữa sông Hậu có diện tích lên tới 267ha với 924 hộ dân, trong đó có 95% bà con theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Trên địa bàn khu vực Lân Thạnh 1 có 1 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 1 trường mẫu giáo, 1 chợ, 2 bến khách ngang sông, trên 50 bè nuôi trồng thủy sản và 20 cơ sở kinh doanh các loại.  
Muốn đến được Lân Thạnh, người dân từ đất liền phải vượt qua một khúc sông Hậu mênh mông bằng cách đi qua phà Thốt Nốt hoặc bến phà Trung Kiên... Tuy cách trở về mặt giao thông nhưng khu vực Lân Thạnh 1 có mặt tiền là sông Hậu trải dài 2km, là cánh cửa để cù lao Tân Lộc giao lưu trao đổi hàng hóa với đất liền nên bến phà Thốt Nốt lúc nào cũng nhộn nhịp người qua lại. 
Thượng tá Nguyễn Hữu Lập, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an thành phố Cần Thơ cho biết lực lượng Cảnh sát đường thủy Cần Thơ rất quan tâm thực hiện Mô hình Dân vận khéo
Thượng tá Nguyễn Hữu Lập, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an thành phố Cần Thơ cho biết lực lượng Cảnh sát đường thủy Cần Thơ rất quan tâm thực hiện Mô hình Dân vận khéo 
Thượng tá Nguyễn Hữu Lập, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an thành phố Cần Thơ cho biết: trước khi mô hình Dân vận khéo được triển khai, các tổ chức chính trị, xã hội cũng như người dân phường Tân Lộc chưa thực sự quan tâm đến công tác đảm bảo an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông đường thủy nên tình hình vi phạm các quy định về giao thông đường thủy, trộm cắp tài sản, tệ nạn xã hội, sử dụng Dinamo (kích điện) để đánh bắt thủy sản trái phép... diễn ra thường xuyên. 
Trước tình hình này, thực hiện Kế hoạch của Công an thành phố về xây dựng thí điểm phường, xã, thị trấn an toàn về an ninh trật tự, từ năm 2013, Phòng Cảnh sát đường thủy và UBND phường Tân Lộc đã xây dựng Quy chế phối hợp và quyết định triển khai mô hình "Dân vận khéo" tại Khu vực Lân Thạnh 1. 
Vừa kiểm tra giấy tờ, vừa kết hợp tuyên truyền pháp luật về giao thông đường thủy cho chủ phương tiện
Vừa kiểm tra giấy tờ, vừa kết hợp tuyên truyền pháp luật
về giao thông đường thủy cho chủ phương tiện 
Triển khai mô hình "Dân vận khéo", Phòng Cảnh sát đường thủy đã phối hợp với UBND, Công an phường và cấp ủy chi bộ khu vực Lân Thạnh 1 tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; các quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa; những phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm trên đường thủy...
Trong suốt nhiều tháng trời, Phòng Cảnh sát đường thủy cử người phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức tuần tra đêm, hòa giải các vụ việc mâu thuẫn xảy ra trên địa bàn, sắp xếp, đảm bảo an ninh trật tự  và trật tự an toàn giao thông đường thủy cho nhân dân trong khu vực. 
Đặc biệt, Phòng Cảnh sát đường thủy dành nhiều thời gian để tuyên truyền cho bà con trên địa bàn nắm được cách phòng chống tội phạm trên sông, cách gia cố bờ đê, nơi neo đậu ghe tàu, neo đậu bè cá nương tựa vào nhau trên sông để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Một Tổ xung kích với 14 người sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra và một Tổ Phòng cháy chữa cháy với 12 người cũng đã được thành lập. 
Ông Lê Trí Dũng, Bí thư chi bộ Khu vực Lân Thạnh 1 ghi nhận: "Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của Phòng Cảnh sát đường thủy mà 2 mùa mưa bão vừa rồi các phương tiện của bà con đều giữ được an toàn. Các chú Cảnh sát đường thủy "bám" khu vực này tới mức bà con nhớ cả tên từng người". 
Còn bà Võ Thị Cẩm Vân, nhà ở Khu vực Lân Thạnh 1 thì cho biết: "Đúng là nhờ có mô hình "Dân vận khéo" mà 2 năm trở lại đây trong khu vực chúng tôi không còn xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, các hộ dân cũng yên tâm kinh doanh sản xuất vì tội phạm và các tệ nạn xã hội giảm hẳn". 
Cảnh sát giao thông đường thủy đến tuyên truyền pháp luật về giao thông đường thủy tại nhà người dân
Cảnh sát giao thông đường thủy đến tuyên truyền pháp luật
về giao thông đường thủy tại nhà người dân
 
Hiệu quả của mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng 
Một buổi chiều đầu tháng 10/2014, theo chân Thiếu tá Đỗ Văn Thương, Đội trưởng Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát đường thủy tới Trường Tiểu học Tân Lộc 1 hướng dẫn cho các em học sinh cách mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy, chúng tôi mới thấy hết ý nghĩa của mô hình "Dân vận khéo" được triển khai ở vùng sông nước Lân Thạnh này. Gần 100% các em học sinh lớp 4 của Trường cho biết thường xuyên được theo cha mẹ qua phà hoặc qua đò ngang để đi lại giữa Lân Thạnh và đất liền. Các em đã quen với màu áo Cảnh sát đường thủy và cũng đã quen với lời nhắc nhở phải mặc áo phao khi có việc phải đi lại trên sông nước để đề phòng bất chắc. 
Thiếu tá Đỗ Văn Thương, Đội trưởng Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát đường thủy hướng dẫn học sinh Trường Tiểu học Tân Lộc 1 cách mặc áo phao
Thiếu tá Đỗ Văn Thương, Đội trưởng Đội Tham mưu,
Phòng Cảnh sát đường thủy
hướng dẫn học sinh Trường Tiểu học Tân Lộc 1 cách mặc áo phao 
Cô Lý Thị Kim Thoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Lộc 1 cho biết, từ khi mô hình "Dân vận khéo" được triển khai, nhờ những buổi tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong trường học như thế này, không chỉ các em học sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông và đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng. 
Từ những kết quả ban đầu đã được chính quyền và người dân ghi nhận, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an thành phố Cần Thơ cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình "Dân vận khéo" ra các khu vực khác trên địa bàn. Tất cả đều là vì bình yên sông nước Cần Thơ./. 

Đọc thêm