Cha mẹ cần làm gì khi con bị cảm cúm?

(PLO) -Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém vì thế khi thời tiết chuyển mùa chính là thời điểm trẻ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm. Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm ở trẻ

Cúm A và cúm B là tác nhân gây bệnh vi rút cúm mạnh, có thể dễ dàng lây lan qua không khí. Nếu trẻ ở gần người mắc cúm sẽ dễ bị lây. Thông thường trẻ bị lây sẽ bị bệnh sau 1-4 ngày tiếp xúc.

Rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng cảm cúm và cảm lạnh là một, tuy nhiên cúm có mức độ nguy hiểm hơn cảm lạnh. Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi-rút cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là :

Trẻ đột nhiên bị sốt, nghẹt mũi và ho cũng là một trong các triệu chứng của cúm. Trẻ bị mệt mỏi và ớn lạnh, tiếp theo là các triệu chứng đường hô hấp như chảy nước và ho khan. Trẻ cũng có thể bị đau tai. Chán ăn, đau họng và sưng hạch là vài dấu hiệu khác của bệnh cúm. Cúm cũng có thể mang theo bệnh tiêu chảy, đau và nôn mửa làm cho trẻ dễ cáu kỉnh. Trẻ thở khò khè, khó thở...

Tình trạng con sụt sịt, mè nheo và nhõng nhẹo vì khó chịu khi bị cúm cũng làm cho nhiều bậc cha mẹ cảm thấy sốt ruột và lo lắng vô cùng. 

Cha mẹ cần làm gì khi con bị cảm cúm

Để con yêu có sức đề kháng cao, có thể tránh được bệnh cúm, cha mẹ cần tăng cường mệ miễn dịch cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày. Theo các chuyên gia về sức khỏe, vitamin C còn có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa các biến chứng của cúm như viêm phổi.

- Cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con từ cá loại thực phẩm như rau bắp cải, rau bina hoặc một ly nước cam vào buổi sáng là tốt nhất.

Cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khi con bị cảm cúm
Cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khi con bị cảm cúm

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường uống nước, ăn nhiều trái cây và uống nước canh ấm.

- Dùng giấy mềm lau mũi

Khi con bị chảy nước mũi, cha mẹ hãy dùng giấy mềm để chấm mũi cho con. Nếu lau mũi thường xuyên bằng khăn mặt hoặc giấy ăm có thể khiến cho mũi bị đỏ và dễ bị kích thích, hãy dùng loại khăn càng mềm càng tốt. Hoặc cha mẹ có thể dùng các loại giấy có chất lô hội, có bổ sung vitamin E là tốt nhất.

- Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ

Cha mẹ cần theo dõi chính xác và liên tục kiểm tra nhiệt độ cơ thể của con. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc loại chạy bằng pin để dưới lưỡi miễn là phù hợp với con mình.

- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

Khi bị cảm cúm, trẻ thường mất rất nhiều năng lượng để chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Do đó, các bậc mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để cho trẻ nghỉ ngơi. Hãy cho trẻ ngủ nhiều hơn hoặc cho trẻ đến một nơi thoáng mát, thoải mái để chơi đùa.

- Xoa dầu cho trẻ

Xoa dầu là cách giúp trẻ ngủ ngon hơn và dễ thở hơn khi bị cảm cúm. Trước khi sử dụng dầu, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ. Các bậc cha mẹ cũng nên nhớ khi xoa dầu thì cần tránh xoa dầu lên những vùng nhạy cảm của trẻ như mắt, miệng…

Cách phòng ngừa cảm cúm cho con

Không có cách nào (bao gồm tiêm chủng) đảm bào 100% bảo vệ khỏi bệnh cúm. Nhưng những cách sau sẽ làm giảm nguy cơ lây lan thành đại dịch của bệnh này:

- Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

Rèn cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau đi vệ sinh và hắt hơi
Rèn cho con thói quen rửa tay  bằng xà phòng trước khi ăn, sau đi vệ sinh và hắt hơi

- Không dùng chung cốc và đồ dùng ăn uống.

- Nghỉ làm ở nhà hay trường học khi đang bị bệnh cúm.

- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt vào thùng rác.

Đọc thêm