Chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu?
Khi làm xét nghiệm chỉ số mỡ máu, có 4 chỉ số quan trọng nhất bạn cần quan tâm, bao gồm:
● Triglyceride: Chiếm gần 95% lượng chất béo có trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đánh giá chỉ số mỡ máu triglycerid giúp phân tầng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường…
● Cholesterol toàn phần: Bao gồm tổng LDL + HDL + 20% lượng triglyceride. Chỉ số này cũng có ý nghĩa đánh giá yếu tố nguy cơ tim mạch cho người bệnh.
● LDL-cholesterol: Được gọi là chỉ số “mỡ máu xấu”. Tăng cao LDL-cholesterol trong máu sẽ trực tiếp gây ra xơ vữa động mạch.
● HDL-cholesterol: Được gọi là chỉ số “mỡ máu tốt”, chiếm khoảng 20-35% tổng mức cholesterol trong máu. HDL-C là thành phần mỡ máu duy nhất giúp giảm được tình trạng xơ vữa động mạch nhờ vai trò vận chuyển chất béo khỏi các xơ vữa, di chuyển chúng về gan và đào thải ra ngoài.
Với người bình thường và người bị rối loạn lipid máu sẽ có chỉ số mỡ máu nằm trong các khoảng như sau:
Các thông số chỉ số mỡ máu bình thường và cao |
Các cách giúp kiểm soát các chỉ số mỡ máu
Kiểm soát chỉ số mỡ máu có vai trò rất quan trọng, giúp điều trị máu nhiễm mỡhiệu quả hơn, giảm nguy cơ tim mạch và các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bạn có thể áp dụng các cách giảm chỉ số mỡ máu được các chuyên gia tim mạch khuyến cáo như sau:
Sử dụng thuốc giúp giảm các chỉ số mỡ máu
Với trường hợp tăng mỡ máu ở mức độ nhẹ và trung bình, hầu như người bệnh sẽ không cần phải dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi lối sống là có thể cải thiện bệnh. Tuy nhiên khi chỉ số mỡ máu tăng quá cao và người bệnh có mắc kèm thêm các bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp… được bác sĩ đánh giá là có nguy cơ tim mạch cao thì sẽ bắt buộc phải dùng thuốc điều trị mỡ máu cao.
Thuốc trị mỡ máu cao hàng đầu thường được kê đơn nhất là nhóm thuốc statin. Nhóm thuốc này không chỉ giúp làm giảm cholesterol, triglycerid máu hiệu quả mà còn góp phần giảm tình trạng xơ vữa động mạch và ngăn ngừa các biến cố tim mạch khác. Ngoài ra nếu bạn bị tăng triglyceride máu, các bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn nhóm thuốc fibrat chuyên biệt hơn để giảm chỉ số mỡ máu triglycerid.
Nhóm thuốc statin thường được kê đơn để giúp giảm các chỉ số mỡ máu |
Các thuốc tây này nên được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Do hầu hết thuốc trị mỡ máu đều chuyển hóa qua gan nên có thể làm tăng men gan và gây ra các tác dụng phụ như đầy hơi, trướng bụng, đau nhức cơ bắp. Khi các tác dụng phụ này xuất hiện quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn cần thông báo lại với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc khác hoặc có cách điều trị phù hợp hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn khoa học giúp giảm chỉ số mỡ máu
Áp dụng lối sống lành mạnh giúp kiểm soát chất béo đi vào cơ thể ngay từ đầu, giúp giảm tình trạng mỡ máu cao hiệu quả. Các thực phẩm lành mạnh, ít chất béo bạn nên ăn bao gồm:
● Cá béo: Trong các loại cá béo như cá mòi, cá hồi, cá trích,... có chứa nhiều các acid béo không no omega-3 giúp làm giảm lượng cholesterol tích tụ ở thành mạch. Do đó bạn nên ăn cá béo 2-3 bữa/tuần.
● Ngũ cốc: Ngũ cốc là thực phẩm tuyệt vời dành cho người rối loạn lipid máu. Lý giải điều này là ngũ cốc không chỉ giàu chất xơ giúp giảm lượng cholesterol mà còn đem lại cảm giác no lâu cho người bệnh. Do đó ngũ cốc rất phù hợp với người bị rối loạn lipid máu do béo phì.
● Thịt nạc trắng: Thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng... rất giàu protein nhưng lại chứa ít cholesterol, do đó rất thích hợp để thay thế thịt đỏ trong các bữa ăn.
● Dầu thực vật không bão hòa: Dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu oliu... giúp làm giảm LDL-cholesterol, giảm triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
● Dưa leo: Dưa leo có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol. Ngoài ra, dưa leo còn giảm chuyển hóa đường thành chất béo giúp giảm béo hiệu quả.
● Rong biển: Trong rong biển có chứa nhiều iot và magie giúp ngăn hình thành mảng lắng đọng cholesterol tại thành mạch.
● Giá đỗ: Thực phẩm này có chứa lượng lớn vitamin C, rất hiệu quả trong việc hỗ trợ đào thải cholesterol và giảm cholesterol máu.
Thịt nạc trắng rất giàu protein và chứa ít cholesterol |
Các thực phẩm người bị rối loạn lipid máu nên kiêng ăn:
● Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Nội tạng động vật, mỡ, lòng đỏ trứng, da gà, da vịt, món chiên xào...
● Thực phẩm được chế biến sẵn: Thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp...
● Đồ ăn nhanh: Hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên...
● Đồ ăn chứa hàm lượng cao đường tinh chế: Kẹo, bánh kem, mứt, nước ngọt...
● Rượu bia.
● Muối.
Kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu nhờ dùng giải pháp thảo dược
Bên cạnh áp dụng các cách kiểm soát chỉ số mỡ máu kể trên, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các loại thảo dược giúp giảm mỡ máu hiệu quả như cao lá sen, hoàng bá, tỏi. Những thảo dược này đều đã được chứng minh có công dụng giúp giảm các chỉ số mỡ máu và được ông cha ta sử dụng hàng ngàn năm nay.
Nắm bắt xu hướng mới trong hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ là kết hợp đông - tây y, các nhà khoa học đã ứng dụng bộ 3 thảo dược lá sen, hoàng bá, tỏi và bào chế nên viên uống TPBVSK Lipidcleanz giúp hỗ trợ kiểm soát chỉ số mỡ máu.
Ngoài ra TPBVSK Lipidcleanz còn được bổ sung thêm các thành phần như curcuma phospholipid, acid alpha lipoic (ALA), vitamin B5. Sản phẩm giúp:
● Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
● Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Lipidcleanz là giải pháp hiệu quả hỗ trợ giảm mỡ máu cho người rối loạn lipid máu, người tăng cholesterol, triglycerid toàn phần, người có nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Lipidcleanz - Giải pháp hỗ trợ giảm các chỉ số mỡ máu |
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng mỡ máu cao và cách cải thiện chúng. Bạn nên áp dụng thường xuyên, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và dùng sản phẩm thảo dược dùng cho người bị rối loạn lipid - Lipidcleanz máu mỗi ngày nhé!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.