“Chìa khóa” tháo gỡ quan ngại về kiểm soát thuốc lá thế hệ mới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành là giải pháp tối ưu để sớm đưa thuốc lá thế hệ mới vào kiểm soát, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.

Vấn đề kiểm soát thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) hiện nay vẫn còn nhiều trở ngại. Thế nên, cần có sự chung tay giữa các bộ ban ngành để sớm đưa nhóm sản phẩm này vào giám sát theo pháp luật.

TLTHM có gây tác động tiêu cực đến giới trẻ và xã hội?

Thời gian vừa qua, hàng loạt sự việc liên quan đến việc giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) đang khiến dư luận quan tâm. Nhiều người cho rằng, khi ngày càng nhiều người trẻ dùng TLĐT sẽ tạo ra một “thế hệ nghiện nicotine mới” hay dự báo về một “thảm họa sức khỏe cộng đồng” trong tương lai. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học quốc tế đã chứng minh, việc sử dụng TLTHM không gây ra tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, mà còn là giải pháp thay thế cho người nghiện thuốc lá điếu.

Tại Anh, tổ chức chống thuốc lá Action on Smoking and Health (ASH) đã thực hiện 5 cuộc khảo sát quy mô lớn từ năm 2015-2017 trên các thanh thiếu niên từ 11-16 tuổi. Kết quả, hầu hết người trẻ tuổi chỉ thử trải nghiệm TLĐT và không trở thành người dùng thường xuyên.

Tại Thụy Sĩ, nghiên cứu năm 2018 do tổ chức độc lập Addiction Suisse thực hiện cho thấy, việc sử dụng thuốc lá làm nóng (TLLN) thường xuyên ở thiếu thanh thiếu niên từ 14-15 tuổi trên thực tế không đáng kể. Nhật Bản cũng công bố dữ liệu thu thập trên 60.000 học sinh cấp 2 và cấp 3 cho thấy, mức độ sử dụng TLLN trong bộ phận giới trẻ này rất thấp, chỉ bằng 1/5 so với tỷ lệ hút thuốc lá điếu thông thường, tức chỉ có 0,1%. Ngược lại, việc chuyển đổi sang TLTHM ở các nước Anh, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản… đang góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ hút thuốc, cả ở thanh thiếu niên, giúp người dùng cai hẳn thuốc lá điếu.

Biểu đồ minh họa về mức độ nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá, trong đó thuốc lá điếu có nguy cơ cao nhất.

Biểu đồ minh họa về mức độ nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá, trong đó thuốc lá điếu có nguy cơ cao nhất.

Có thể thấy, cai hẳn thuốc lá luôn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, khi tỷ lệ cai thuốc thành công còn thấp, giảm tác hại thông qua sản phẩm TLLN không qua quá trình đốt cháy là giải pháp thay thế hiệu quả. Tại Việt Nam, thuốc lá điếu chỉ được phép bán cho người trên 18 tuổi. Những sản phẩm giảm tác hại như TLLN vẫn chưa được phép kinh doanh. Trong khi trên thực tế, xu hướng giới trẻ sử dụng TLĐT đang gia tăng là do cách tiếp cận dễ dàng với nguồn hàng từ chợ đen, hàng nhập lậu.

Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành

Sau đại dịch, công tác an dân, phục hồi và phát triển kinh tế đang là mục tiêu chính của nhiều đơn vị ban ngành. Cùng một lúc giải quyết nhiều vấn đề dễ dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lực quản lý. Do đó, chia nhỏ mục tiêu kết hợp sự chung tay của cơ quan quản lý có thể giúp giải bài toán này. Điều này đã được minh chứng tại nhiều quốc gia tiên tiến. Cụ thể, tại Nhật Bản, nước này áp dụng chính sách các nhà bán lẻ thuốc lá có trách nhiệm không được bán sản phẩm thuốc lá cho trẻ vị thành niên. Họ cần kiểm tra ID để xác minh độ tuổi. Nếu vi phạm, họ sẽ bị phạt nặng.

Tại Anh, các sản phẩm TLĐT có chứa nicotine đều được giới hạn độ tuổi, do Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe (MHRA) quy định. Để được bán hợp pháp, các sản phẩm này phải đạt tiêu chuẩn ít hơn 20 mg nicotine/ml (tương đương với 2% hoặc ít hơn), có dán nhãn cảnh báo sức khỏe, phải đăng ký và được liệt kê trên trang web của MHRA.

Hiện nay, ngành công nghiệp đang là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam, với ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư FDI. Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cũng tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển công nghiệp, bao gồm 2 Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ và chính sách quản lý đối với các sản phẩm TLTHM. Mới đây, Bộ Công Thương trình Chính phủ phê duyệt đề xuất cho phép thí điểm kinh doanh TLTHM trong 2 năm. Dù vậy, đề xuất này còn vướng quan ngại từ một số bộ ngành về năng lực phù hợp của Việt Nam trong quản lý TLTHM.

Tại tọa đàm “Quản lý TLTHM - Cần góc nhìn mới" đầu năm nay, bà Nguyễn Quỳnh Liên - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp cho rằng: “Hiện nay, WHO đã chính thức công nhận TLLN là thuốc lá, do vậy việc cần làm tiếp theo là áp dụng luật kiểm soát thuốc lá hiện hành đối với sản phẩm này như thế nào là phù hợp”.

Trước thực tế nhiều quốc gia đã áp dụng thành công kiểm soát giới trẻ sử dụng TLTHM, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP HCM nhìn nhận: “Chúng ta phải quản lý và phải học theo những chính sách quản lý tốt”. Chỉ có như thế, chúng ta mới nhanh chóng đưa TLTHM vào quản lý, vận hành.

Nhiều quốc gia quản lý dưới ngành hàng thuốc lá

TLLN và TLĐT đều là TLTHM vì dựa trên nguyên lý không đốt cháy nhưng khác với TLĐT, TLLN có chứa thành phần nguyên liệu thuốc lá nên đa số các quốc gia hiện nay đều nhất quán quản lý dưới ngành hàng thuốc lá. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng chính thức phân loại TLLN là sản phẩm thuốc lá không đốt cháy (Non-Combusted Cigarettes) và quản lý sản phẩm theo luật liên bang.

Còn tại Nhật Bản, kiểm soát TLLN được thực hiện dưới cùng Đạo luật Kinh doanh thuốc lá hiện hành, nhưng áp dụng khung pháp lý ít nghiêm ngặt hơn so với thuốc lá điếu, bao gồm áp thuế, cảnh báo sức khỏe và hạn chế sử dụng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) cũng chính thức xếp TLLN vào danh mục thuốc lá. WHO còn kêu gọi các nước kiểm soát sản phẩm này theo luật kiểm soát thuốc lá của nước sở tại, đồng thời tuân thủ quy định trong Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC). Theo báo cáo tháng 7/2021 của WHO, trong số 195 quốc gia thành viên của tổ chức này, đã có 184 nước cho phép kinh doanh và quản lý TLLN. Đây được xem là cơ sở cần thiết về định nghĩa TLLN, để có khung pháp lý phù hợp nhằm sớm đưa nhóm sản phẩm này vào kiểm soát theo quy định.

Đọc thêm