Chính phủ đang cố gắng để hết “nợ dân”

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc xác nhận việc ban hành văn bản quy phạm  pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của Chính Phủ, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại những văn bản chưa đi vào cuộc sống, chưa được dư luận đồng tình, cũng như tình trạng nợ đọng văn bản còn quá nhiều.

[links()]Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc xác nhận việc ban hành văn bản quy phạm  pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của Chính Phủ, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại những văn bản chưa đi vào cuộc sống, chưa được dư luận đồng tình, cũng như tình trạng nợ đọng văn bản còn quá nhiều.

Ví dụ Phó Thủ tướng đưa ra dẫn chứng cho tình trạng văn bản được banh hành nhưng bất cập với cuộc sống đó là quy định về việc ghi tên cha mẹ trong CMTND, hay quy định về việc không được để ô kính trên nắp quan tài.

Trả lời chất vấn của đại biểu Hồ Trọng Ngũ ( tỉnh Vĩnh Long) về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật? Nguyên nhân, trách nhiệm để nợ đọng văn bản và những giải pháp khắc phục Phó Thủ tướng cho biết hiện tại, số văn bản còn nợ đọng là hơn 50. Chính phủ cố gắng để các văn bản đó có thể ban hành trong thời gian sớm nhất. Sắp tới, Chính phủ sẽ mở một phiên họp chuyên đề để việc ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời hơn., cố gắng giải quyết món “nợ dân” về văn bản hướng dẫn thi hành luật.

“Chúng tôi sẽ tiếp thu rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm tình trạng này.” Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp chiều nay (14/6), đại biểu  Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đã đặt câu hỏi về nạn bảo kê tội phạm. Theo đại biểu tỉnh Thái Nguyên, lực lượng công an được bố trí rất gần dân sát dân, vậy mà nhiều băng nhóm, tổ chức, đối tượng “xã hội đen” tồn tại, lộng hành khiến người dân rất khốn khổ, nhưng lực lượng công an lại dường như không biết. Tại sao những loại tội phạm đó vẫn ngang nhiên tồn tại?  Trách nhiệm thuộc về ai?

Đại biểu Nga cũng đặt lại vấn đề mà bà đã đưa ra từ kỳ họp trước, nhưng chưa được Chính Phủ trả lời rõ. Đó là tình trạng xăng dởm, rút ruột xăng dầu, chất lượng xăng đe dọa an toàn của người dân…

“Trong quản lý thị trường xăng dầu, chúng ta đã có pháp luật, có đủ bộ máy,… nhưng những vụ rút ruột đó lại không phải do cơ quan chức năng, mà do báo chí phát hiện. Còn bao biêu tụ điểm như thế đang tồn tại mà chưa được phát hiện?  Để tồn tại  lâu dài là do cơ quan chức năng bất lực, hay do tiêu cực? Chính phủ sẽ làm gì để bảo đảm cho người dân?” bà đặt câu hỏi.

Trả lời thẳng vào chất vấn của đại biểu Lê Thị Nga, Phó thủ tướng cho biết:  Sự lồng hành của các băng nhóm xã hội đen, theo tôi có nguyên nhân từ việc chưa quán triệt chỉ đạo từ Trung ương. Cũng có nguyên nhân là tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ còn kém. Trong số đó, có những người lơ là mất cảnh giác, Một số người, một số phận bị mua chuộc, bị kẻ xấu lợi dụng.

Phó thủ tướng cũng nói: Chính phủ nhận rõ trách nhiệm để tội phạm, băng nhóm xã hội đen tồn tại.

Và theo Phó thủ tướng, giải pháp quan trọng là các cấp các ngành phải triển khai nghiêm túc NQ 48. Cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc trong công tác phòng chống tội phạm. Trách nhiệm của người đứng đầu cần phải đề cao.

Một giải pháp theo Phó Thủ tướng cũng cần phải lưu ý đó là trang bị thêm công cụ cho lực lượng phòng chống tội phạm. Nhân rộng các mô hình phòng chống tội phạm đang phát huy vai trò tích cực.

Ông cũng nhân diễn đàn Qh, đề nghị đồng chí Bí thư, Chủ tịch, Chủ tịch Qh giám sát chặt chẽ công tác phòng chống tội phạm.

Còn với giải pháp liên quan đến nạn rút ruột xăng dầu, xăng dầu rởm, theo ông  klhoong có gì hữu hiệu hơn là đề cao cảnh giác. Phát hiện thì phải xử lý nghiêm.

Sau phần trả lời của Phó thủ tướng, đại biểu Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ, Bộ Công an phải thống kê, có báo cáo vào kỳ họp cuối năm thật cụ thể về  những ai, ở đâu đã bị xử lý vì bao che tội phạm, hoặc bị mua chuộc… khiến cho các băng nhóm xã hội đen vẫn tồn tại.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) hỏi Phó thủ tướng đã đến lúc chúng ta phải ban hành luật trọng dụng nhân tài chưa?

Phó Thủ tướng cho biết: “ Vấn đề trọng dụng nhân tài luôn được quan tâm. Bộ trưởng bộ Nội vụ cũng đã có dự thảo trình chính phủ để ban hành nghị định về vấn đề này. Đây là tiền đề cho việc xây dựng Luật trọng dụng nhân tài sau này.”

Bổ sung cho câu trả lời trước chất vấn của đại biểu thành phố Hải Phòng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định luật về trọng dụng nhân tài chưa có trong chương trình xây dựng  luật của QH trong thời gian tới. Bộ Nội vụ mới chỉ có dự thảo về việc ban hành nghị định liên quan đến công tác trọng dụng nhân tài.

Nhật Thanh

Đọc thêm