Chống hàng lậu, hàng giả không hiệu quả

 Tổ chức hội nghị to để tổng kết, rút kinh nghiệm 10 năm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn, nhưng không thấy các cơ quan chức năng Hà Nội đưa ra được giải pháp nào mới.

Tổ chức hội nghị to để tổng kết, rút kinh nghiệm 10 năm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn, nhưng không thấy các cơ quan chức năng Hà Nội đưa ra được giải pháp nào mới.
Công an Hà Nội và lực lượng Quản lý thị trường phát hiện nhiều vụ buôn lậu pháo với số lượng lớn
Công an Hà Nội và lực lượng Quản lý thị trường phát hiện nhiều vụ buôn lậu pháo với số lượng lớn

Bà Nguyễn Thị Như Mai – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) 127/TP, Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, nhiều năm qua, đã hình thành “đường dây” vận chuyển hàng lậu theo cung đường từ các tỉnh biên giới phía Bắc, phía Nam “đổ” về Hà Nội. Đối với một số mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao, như rượu, thuốc lá, vải ngoại, hàng điện tử, điện lạnh… thủ đoạn buôn lậu ngày một tinh vi, với việc phân vai “chuyên nghiệp” theo từng công đoạn.

Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp cả về quy mô, phạm vi, mức độ và phương thức hoạt động. Kỹ thuật sản xuất hàng giả được “cập nhật” thường xuyên, hình thành quy trình khép kín, từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối, “uồn sâu vào khắp ngõ ngách thị trường, từ thành thị đến nông thôn.

Bên cạnh đó, gian lận thương mại cũng “trăm hoa đua nở”. Đặc biệt, xuất hiện hiện tượng các đối tượng lợi dụng chính sách quà tặng để nhập khẩu trái quy định các hàng hóa có giá trị cao; lợi dụng phương thức tạm nhập, tái xuất, nhập khẩu vào các khu kinh tế mở, khu chế xuất để hạ thấp giá. Có thể điểm lại một số vụ điển hình như: vụ cài chíp điện tử gian lận bán xăng dầu; vụ làm giả giấy tờ thanh lý, thay số máy, số khung rồi tiến hành hợp thức hóa cho xe nhập lậu… Chưa hết, hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế cũng “nhan nhản”: như dùng nhiều hệ thống sổ sách kế toán, mua bán hóa đơn VAT để hợp thức hóa đầu vào, ghi sai công nợ … nhằm trốn thuế, gây thiệt hại cho NSNN…

Tại hội nghị, không ngoại dự đoán, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục “ca” lại những tồn tại, hạn chế cũ , như: lực lượng còn mỏng; còn thiếu chủ động trong công tác dự báo thị trường; sự phối hợp giữa các ngành, giữa các địa phương có lúc có nơi còn hạn chế vv và vv…

Dư luận cho rằng, đó là những nhận xét quá chung chung, trong khi đó những “điểm nóng” cần được giải quyết ngay, vấn đề trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, từng ngành như thế nào thì có vẻ như vẫn bị “lảng tránh”.  Cũng bởi đánh giá chung chung nên các giải pháp đưa ra tại hội nghị cũng mờ nhạt, mà nếu không tham dự người ta cũng có thể đoán trước, như: sẽ tăng cường, phối hợp, tuyên truyền…

 Một điểm mới được  bà Nguyễn Thị Như Mai đề cập là trong thời gian tới Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…

Xử phạt nhẹ, doanh nghiệp "nhờn"

Thực tế triển khai, chúng tôi đang gặp phải vướng mắc trong việc thực thi Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Việc xử phạt nhẹ khiến không ít doanh nghiệp “nhờn”, chúng tôi đề nghị tăng mức tiền xử phạt. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cho phép cơ quan chức năng xử phạt tới 500 triệu đồng/hành vi vi phạm, nhưng thực tế, Giám đốc Công an tỉnh chỉ được xử phạt cao nhất là 30 triệu, Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế hoặc Chánh thanh tra Bộ KH-CN&MT mới có thể được xử phạt theo mức tối đa. Như vậy, khi điều tra,  xử lý một vụ việc rất khó khăn, bởi hồ sơ được chuyển từ tỉnh lên trung ương, tốn kém thời gian, phức tạp. Việc bảo quản hồ sơ, tang vật cũng đặt ra trách nhiệm của từng bên như thế nào? Theo tôi, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc Công an tỉnh phải được xử phạt mức cao nhất là 500 triệu thì mới đủ sức răn đe.

Trung tá Hà Thế Hùng, Công an TP. Hà Nội

Mai Hoa

Đọc thêm