Chứng huyết hư - đừng đùa!

(PLVN) - Huyết hư là một trong những căn bệnh về máu, gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt, cùng tình trạng mất ngủ,... đeo bám bệnh nhân từng ngày khiến họ mệt mỏi, kiệt sức. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ngày càng phát triển là tâm lý chủ quan, chưa hiểu rõ về bệnh, chế độ ăn uống - sinh hoạt không hợp lý, đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh của mỗi người.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Huyết hư là một trong những căn bệnh về máu, gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt, cùng tình trạng mất ngủ,... đeo bám bệnh nhân từng ngày khiến họ mệt mỏi, kiệt sức. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ngày càng phát triển là tâm lý chủ quan, chưa hiểu rõ về bệnh, chế độ ăn uống - sinh hoạt không hợp lý, đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh của mỗi người.

Huyết hư là căn bệnh biểu hiện bởi rất nhiều triệu chứng khác nhau, đó cũng là nguyên nhân khiến đa số người bệnh chỉ quan tâm đến việc chữa các triệu chứng mà không tìm hiểu ngọn nguồn của chúng để trị triệt để bệnh. Việc lầm tưởng này khiến người bệnh đi lệch hướng điều trị, thậm chí khiến bệnh trở nên xấu hơn.

Theo Đông y, chứng huyết hư là tên gọi chung cho các chứng hậu nguyên nhân do huyết dịch trong cơ thể bất túc, chân tay tạng phủ và trảm mạch mất sự nuôi dưỡng mà xuất hiện suy nhược toàn thân.

Phần nhiều do nguyên nhân nội thương mệt mỏi, tư lự quá độ, ngấm ngầm hao tổn âm huyết; Tỳ vị hư yếu, sự sinh đa khí huyết, bất túc hoặc bị mất huyết quá nhiều gây nên bệnh. Ốm lâu không khỏi, sau khi bị ôn bệnh cũng có thể bị chứng này.

Chứng huyết hư thường gặp trong các bệnh “Tâm quý”, “Hư lao”, “Huyễn vâng”, “Đầu thống”, “Kính chứng”, “Huyết chứng”, “Tiện bí”, “Phát nhiệt”, “Kinh nguyệt không đều”, “Bế kinh”, “Không thụ thai” ,…

Hậu quả khi điều trị không đúng gốc bệnh

Huyết là vật chất cơ sở và ở mọi nơi trên cơ thể con người nên triệu chứng cũng sẽ ở khắp nơi. Một số biểu hiện thường gặp là sắc mặt trắng nhợt không tươi hoặc vàng bủng, sắc môi nhợt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, chân tay tê dại, phụ nữ hành kinh lượng ít, kéo dài, thậm chí bế kinh; Chất lưỡi nhạt, mạch Tràm Tế vô lực ,....

Ở mỗi người tuỳ vào mức độ, tình trạng bệnh, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Người thì rụng tóc, người thì hoa mắt chóng mặt, người lại mất ngủ triền miên, hoặc có người sẽ gặp toàn bộ những triệu chứng trên,… Có thể hình dung đơn giản khi mắc chứng huyết hư, con người sẽ như một cái cây và các triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện ra những cành lá. Bệnh về khí huyết âm dương nằm ở gốc, nên gốc hỏng thì lá cây cũng hỏng và hỏng gì, hỏng như thế nào, nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. 

Tuy nhiên, do không hiểu rõ những điều trên mà rất nhiều người đã tự “biến mình thành bác sĩ”. Họ tìm đến những cơ sở y tế, yêu cầu lấy thuốc chữa trị triệu chứng mình gặp phải, thậm chí tự tra mạng và đặt mua thuốc mà không tìm hiểu gốc gác của bệnh, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Chị Đ.T.T (Đống Đa, Hà Nội) là một trong những trường hợp tự điều trị bệnh cho mình, dẫn đến bệnh không những không khỏi mà còn tái phát nặng hơn. Theo lời kể, chị T bị dị ứng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc tây từ nhỏ. Chị chỉ sử dụng được những loại thảo dược thiên nhiên nên rất ngại đến bệnh viện khám và mua thuốc. Khi bị rụng tóc, chị tìm mua một loại tinh dầu bưởi, dầu gội bưởi theo lời giới thiệu của một người bạn. Dùng khoảng 2 tháng, tóc vẫn không tiến triển mà còn rụng nhiều hơn. 

Một thời gian sau chị bị mất ngủ, mỗi ngày chỉ ngủ được 1-2 tiếng nhưng không sâu. Da dẻ chị trở nên xanh xao, ăn uống không vào, tăng - sút cân đột ngột. Lần này chị nghĩ do áp lực học tập, công việc nên qua tìm hiểu trên mạng chị ra hiệu thuốc mua thực phẩm chức năng A.G.N (có thành phần từ thiên nhiên). Mấy ngày đầu chị uống thì giấc ngủ có được cải thiện nhưng một thời gian sau chứng mất ngủ lại quay trở lại, tóc chị rụng nhiều hơn, chóng mặt hoa mắt khi ngồi dậy, tức ngực và mệt mỏi khi hoạt động mạnh. Sợ quá chị T quyết định đến Khoa Y học cổ truyền  (Bệnh viện Đại học Y) để khám.

“Lúc bác sĩ chẩn đoán tôi thực sự rất hoang mang và lo sợ. Bác sĩ nói bệnh rụng tóc hay mất ngủ của tôi đều do chứng huyết hư. Vì chữa trị chưa đúng nguồn gốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý nên bệnh ngày càng nặng. Sau khi được bác sĩ dặn dò, kê thuốc, tôi kết hợp uống thuốc, ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Đến giờ thì bệnh của tôi đã gần như khỏi, ăn ngủ ngon và tóc không còn rụng nhiều nữa”, chị T chia sẻ.

Đừng biến bệnh nhân thành bác sĩ

Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Phạm Thị Hà Giang – Giảng viên Khoa Y, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội.

Theo lời bác sĩ, hiện nay với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, người bệnh có thể tiếp cận với kiến thức y học một cách rất nhanh chóng, dễ dàng. Đây là một lợi thế lớn giúp mọi người tìm hiểu thông tin để tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế, nhất là khi người bệnh không có kiến thức về y học, hiểu chưa đúng kiến thức, ám thị bệnh cho mình và áp dụng một cách dập khuôn các phương pháp điều trị bệnh được tuyên truyền. 

Bác sĩ Giang cho biết: “Về việc người bệnh tự tìm thuốc để chữa bệnh cho mình, tôi cho đây là một cách điều trị không hợp lý và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Bởi có rất nhiều mặt bệnh cơ chế khác nhau, nhưng triệu chứng giống nhau. Nhầm lẫn là chuyện có thể xảy ra và bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị không đúng chắc chắn gây tác dụng phụ, lâu dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân tự xử lý bệnh sẽ gặp biến chứng nguy hiểm. Nên theo tôi, vẫn cần người có chuyên môn khám chẩn đoán, sau đó áp dụng phương pháp điều trị mới có kết quả.

Liên quan đến trường hợp rụng tóc của bạn T trên, cũng có rất nhiều bệnh nhân đã nhờ tôi tư vấn về những loại thuốc kích thích mọc tóc ở trên mạng quảng cáo. Tôi cũng đã có nghiên cứu về một số sản phẩm - những sản phẩm được quảng cáo với rất nhiều công dụng: mọc tóc nhanh, tóc đen và chắc khỏe. Tuy nhiên, về hiệu quả kiểm chứng chưa cao, tác dụng phụ như ngứa, sót da đầu, rụng tóc lại xuất hiện nhiều hơn. Nhiều bệnh nhân phản hồi là xuất hiện dị ứng da đầu nặng bởi có những thành phần độc trong thuốc. Vì vậy, tin dùng thuốc mà chưa rõ nguyên nhân rất nguy hiểm. Việc chẩn đoán chính xác quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị của mỗi bệnh nhân. Với những mặt bệnh trên, theo tôi điều trị bằng Y học cổ truyền sẽ có hiệu quả”.

Những triệu chứng rụng tóc, mất ngủ,... theo Y học cổ truyền có thể do những nguyên nhân như: huyết hư, thận hư, huyết ứ, huyết nhiệt và cụ thể thuộc loại nào thì phải do bác sĩ trực tiếp khám và chẩn đoán. Điều trị theo Đông y có ưu điểm là người bệnh được chữa trị tại gốc bệnh và hơn hết là chăm sóc toàn diện cả bên trong bên ngoài cơ thể. Các bài thuốc và phương pháp điều trị sẽ tác động làm cân bằng các cơ quan, phủ tạng trong cơ thể, cung cấp các dưỡng chất làm phục hồi cơ thể người bệnh. Một ưu điểm khác của các phương pháp này là lành tính hơn các phương pháp Tây y.

Với những người bệnh gặp các triệu chứng như trên, cần phải đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân gây ra những triệu chứng đó, từ đó tìm ra được phương pháp, bài thuốc điều trị thích hợp. Người bệnh nên đến các chuyên khoa hoặc các phòng mạch uy tín để được thăm khám trực tiếp, chẩn đoán chính xác.

Khi đã biết rõ được bệnh, người bệnh cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều trị theo Đông - Nam y cần có sự chỉ định và hướng dẫn từ thầy thuốc. Tuyệt đối không nên tự bốc thuốc, kê đơn cho mình. Khi điều trị, người bệnh phải chọn lựa các loại dược liệu sạch, đúng chuẩn, không pha trộn hóa chất, tốt nhất là nên mua ở những nơi uy tín. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp thêm các phương pháp từ Tây y theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa để tăng cường hiệu quả.

Đọc thêm