Chuyện buồn quanh chiếc mũ bảo hiểm của con trẻ

(PLO) -Hàng nghìn vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm em nhỏ mà một phần lớn nguyên nhân do trẻ em không đội mũ bảo hiểm (MBH).
Chuyện buồn quanh chiếc mũ bảo hiểm của con trẻ
Thông tin đáng chú ý trong một cuộc khảo sát về giao thông ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đưa ra trong năm 2014 là 98% người lớn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng chỉ có 23% trẻ em được đội mũ bảo hiểm…
Chuyện buồn quanh chiếc mũ bảo hiểm
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chia sẻ câu chuyện buồn mới vừa xảy ra trong những ngày đầu tháng 4 này về vụ tai nạn giao thông ở tỉnh Phú Thọ đã cướp đi sinh mạng và gây thương tích nặng cho 5 em học sinh. “Khi đến thăm các cháu, tôi được nghe nhiều về từ “giá như” từ phía cha mẹ học sinh khi không cho con đội MBH” – ông Hùng cho biết. 
Tiếp nối mạch câu chuyện đó, ông  Grieg Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á cũng kể câu chuyện ám ảnh ông mãi đến bây giờ về cái chết của cậu bé sống gần nhà ông khi được cha mẹ mua cho chiếc xe đạp điện. Tai nạn đã xảy ra khi cậu bé tham gia giao thông mà không đội MBH.
Trước thực trạng nhiều trẻ em không đội MBH khi tham gia giao thông, một chương trình hành động quốc gia về tuyên truyền, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đội MBH cho trẻ em sẽ được thực hiện. 
Theo đó, từ ngày 10/4/2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu tất cả học sinh phải đội MBH khi tham gia giao thông trên môtô, xe máy, phương tiện hai bánh chạy bằng điện. Sở sẽ phối hợp Cảnh sát giao thông Hà Nội theo dõi, xử lý các trường hợp vi phạm và sẽ duy trì lâu dài đến khi không còn học sinh vi phạm. Các đoàn kiểm tra lưu động sẽ đến các trường học, nếu phát hiện học sinh vi phạm, hiệu trưởng trường đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở.
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Cảnh sát giao thông Hà Nội theo dõi, xử lý các trường hợp vi phạm và sẽ duy trì lâu dài đến khi không còn học sinh vi phạm.
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Cảnh sát giao thông Hà Nội theo dõi, xử lý các trường hợp vi phạm và sẽ duy trì lâu dài đến khi không còn học sinh vi phạm. 
Cha mẹ cần nêu gương sáng
Ông Khuất Việt Hùng kể về cuộc điện thoại của một người quen vừa mới nhận hôm 1/4, chủ nhân cú điện thoại đó là một người dân phàn nàn rằng: Nhà tôi cách trường có 500 mét mà đội MBH thì rất bất tiện. “Đó là tâm lý chung của không ít bậc phụ huynh hiện nay và điều chúng ta cần làm là cần thay đổi hành vi, suy nghĩ đó.” – ông Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Khuất Việt Hùng, trẻ em thường chú ý tới các thói quen hàng ngày của bố mẹ và học hỏi những hành vi lặp đi lặp lại này. Đây là lý do quan trọng vì sao các bậc phụ huynh phải làm gương cho con và luôn thực hiện tốt hành vi tham gia giao thông an toàn. Chính bởi vậy, cha mẹ hãy luôn đội MBH để con nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng MBH ngay từ khi còn nhỏ. 
Các bậc phụ huynh nên yêu cầu con mình đội MBH khi đi xe đạp điện, bởi tuy là xe đạp nhưng tốc độ không kém gì xe máy, trong khi đó học sinh (người sử dụng xe đạp điện) lại chưa hiểu rõ luật, chưa xử lý được tình huống như người lớn khi đi xe máy nên tai nạn rất dễ xảy ra.
Mỗi gia đình, mỗi bậc cha mẹ, người lớn trong gia đình cũng cần góp sức mình để mang lại giá trị thực cho sự an toàn của con em mình. Vai trò nêu gương, dạy cho con kỹ năng sống không thầy cô nào tốt bằng chính những người lớn trong gia đình. /.

Đọc thêm