Có nên bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện?

 Theo khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Còn thời hiệu yêu cầu để toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

Theo khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Còn thời hiệu yêu cầu để toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

Sửa đổi BLTTDS, có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định về thời hiệu. Tòa án Nhân dân Tối cao (cơ quan soạn thảo) cũng cho rằng, quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và toà án luôn có trách nhiệm phải thụ lý đơn khởi kiện và không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu.

Mặt khác, vấn đề thời hiệu đang được quy định trong nhiều văn bản luật (như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động), do đó, không cần thiết phải tiếp tục quy định trong BLTTDS mới.

Luồng ý kiến khác ngược lại, đề xuất vẫn nên giữ quy định về thời hiệu, tức là cái gì cũng phải có điểm dừng. Đã là quan hệ dân sự giữa đôi bên thì phải giải quyết càng nhanh càng tốt. Một tranh chấp mà dằng dai bất tận, lúc nào cũng “treo lơ lửng trên đầu” không biết lúc nào dừng thì không ai có thể tập trung làm các việc khác.

Hơn nữa, quy định pháp luật nói trên được áp dụng trong trường hợp Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành khác không có quy định. Nếu bỏ đi sẽ dẫn đến “khoảng trống” pháp lý và tòa án sẽ không biết vận dụng quy định nào để giải quyết.

Vấn đề này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có cái nhìn thận trọng hơn. Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy có một số quan hệ pháp luật như: yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người là đã chết hoặc các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về thuê tài sản... là các quan hệ pháp luật có tính đặc thù không thể quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự như các quan hệ pháp luật khác, trong khi đó luật hiện hành lại quy định thời hiệu chung cho tất cả các quan hệ pháp luật mà chưa tính đến yếu tố này.

Vì vậy, Thường trực Uỷ ban Tư pháp đề nghị sửa đổi Điều 159 BLTTDS theo hướng bổ sung quy định loại trừ về thời hiệu đối với các quan hệ pháp luật đặc thù nêu trên nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn.

Huy Hoàng

Đọc thêm