- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 122 Luật BHXH năm 2014, Điều 49 Luật BHYT hợp nhất số 01/VNHNVBQH ngày 10/7/2014, Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của NLĐ từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải nộp số tiền lãi BHXH, BHTN bằng hai lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề, BHYT bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền thời gian chậm đóng ngoài ra người sử dụng lao động còn bị phạt tiền với mức từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị phạt từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ từ một năm hoặc phạt từ 03 tháng đến một năm đối với đơn vị sử dụng lao động gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN từ 06 tháng trở lên.
Đối chiếu với quy định trên, đơn vị sử dụng lao động phải truy đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ và số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng, theo quy định và bị phạt mức tiền 12%-15% (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị xử lý theo điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên. Đề nghị ông/bà liên hệ cơ quan BHXH gần nhất để tiến hành thanh tra, kiểm tra đảm bảo quyền lợi của NLĐ thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định.