Được biết, tại phiên IPO hôm 17/1 vừa qua công, toàn bộ số cổ phần được bán hết với mức giá bình quân 23.043 đồng/cổ phần, nhà nước thu về 5.417 tỷ đồng, cao hơn 60% so với số tiền bán dự kiến theo giá khởi điểm Tổng số nhà đầu tư trúng giá là 623; trong đó 62 tổ chức, 561 cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài trúng hơn 147 triệu cổ phần, tương đương 61% khối lượng chào bán. Ngoài ra, trước IPO, tổng khối lượng cổ phần đăng ký là 651.789.522 cổ phần, gấp 2,7 lần lượng chào bán, cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu BSR.
Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá mức giá hợp lý với cổ phiếu BSR là 27.343 đồng/cổ phiếu vượt 18,8% so với mức giá trúng đấu giá thực tế thành toán bình quân. Theo quy định hiện hành, phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu BSR trên UPCoM sẽ được giao dịch với biên độ là ±40%, tương đương với mức tăng trần của cổ phiếu này có thể lên tới 31.360 đồng/cổ phiếu.
Theo đại diện BSR, cùng với việc đăng ký giao dịch trên UPCoM, BSR sẽ bán tiếp cho nhà đầu tư chiến lược 49% cổ phần (bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước). Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ 43% cổ phần tại BSR. Đến thời điểm hiện tại đã có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký tham gia quá trình lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Petrolimex (Việt Nam) và Công ty Dầu lửa quốc gia Ấn Độ (Nation Indian Oil Corporation). Ngoài ra, các Nhà đầu tư khác như Pertamina (Indonesia), Bangchak Corporation Public Company Limited (Thái Lan)… cũng đang nghiên cứu để xin được tiếp tục nộp hồ sơ tham gia quá trình lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược để cùng BSR phát triển hóa dầu.
Theo Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2016, vốn chủ sở hữu của BSR là 32.573 tỷ đồng, doanh thu thuần là 73.686 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.435 tỷ đồng. Năm 2018, BSR đặt kế hoạch: Doanh thu thuần là 78.170 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế 3.474 tỷ đồng,;Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần là 4,44%; Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ là 11,2%; Cổ tức 7%...