Phát biểu của đại biểu QH phải dựa trên ý kiến của cử tri
-Theo Luật sư, với những phát ngôn về ĐB Trương Trọng Nghĩa trên trang blog của mình, ĐB Hoàng Hữu Phước có vi phạm pháp luật và đạo đức của người ĐB nhân dân?
Trong vụ việc này theo tôi phải phân tích rõ xem ý kiến đưa lên blog của ông Hoàng Hữu Phước là với tư cách cá nhân hay tư cách ĐB QH. Nếu là tư cách đại biểu QH mà phát biểu, bình luận với những câu chứa đựng nội dung hàm ý dẫn đến việc người đọc có suy nghĩ xấu về người đang bị nói đến thì đó là việc làm không được phép.
Bởi khi đã phát biểu trên cương vị ĐBQH thì phải dựa trên ý kiến của cử tri, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân chứ không phải thực hiện chức năng tự do ngôn luận.
Nhưng nếu là ý kiến của cá nhân thì cũng phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Cụ thể là ý kiến bình luận đó có vi phạm pháp luật hay không? Điều 37 Bộ luật Dân sự đã quy định cá nhân được Nhà nước bảo vệ về quyền tự do nhân phẩm, bất kỳ ai dùng những lời lẽ xúc phạm đến đều bị ngăn chặn, xử lý. Đối với pháp luật Hình sự cũng có quy định về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Nếu một ĐB mà dùng những lời lẽ xúc phạm nhân phẩm ĐB kia thì người bị xúc phạm có quyền làm đơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét, xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm.
Trường hợp chưa đủ căn cứ chứng minh là lời phát biểu đó vi phạm pháp luật thì sẽ có một phạm trù khác để điều chỉnh, đó là đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đối với bất kỳ ai, đặc biệt là đối với người hiện đang đảm đương nhiệm vụ ĐBQH thì càng cần phải tuân thủ những yêu cầu này.
-Nói như vậy có nghĩa là ông Trương TrọngNghĩa có thể khởi kiện vụ việc ra Toà?
Nếu ông Nghĩa đủ căn cứ chứng minh lời lẽ của ông Phước đã xúc phạm danh dự của mình và có hậu quả xảy ra thì có quyền khởi kiện yêu cầu ĐB này xin lỗi công khai, bồi thường và khắc phục hậu quả.
|
" Không thể đưa bừa thông tin lên blog rồi nói là quan điểm của cá nhân tôi được"- Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật |
Không thể đưa bừa thông tin lên blog
- Nhưng ĐB Hoàng Hữu Phước cho rằng việc viết quan điểm của mình trên trang blog là quyền tự do trong phát ngôn của cá nhân ông ấy?
Việc đưa tin, viết các quan điểm của cá nhân mình lên blog, facebook hay bất kỳ trang mạng xã hội nào thì pháp luật không cấm, nhưng với điều kiện: việc đưa tin và những lời nhận xét của mình phải không gây ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Tôi thấy vụ việc này cũng tương tự như vụ hai cá nhân đưa tin thất thiệt về việc Việt Nam xuất hiện bệnh nhân nhiễm Ebola lên trang điện tử cá nhân, gây hoang mang trong dư luận. Hậu quả là họ đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Nói vậy để hiểu rằng, việc đưa tin hay bất kỳ quan điểm đánh giá nào- nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước thì sẽ bị pháp luật điều chỉnh. Bởi vậy không thể cứ đưa bừa thông tin lên blog rồi nói đó là quan điểm của cá nhân tôi được. Anh có quan điểm cá nhân đó là việc của anh, nhưng anh trình bày làm sao để không được động chạm đến quyền lợi của bất cứ ai.
Thông thường, những người đang đảm nhiệm chức vụ nhất định khi phát ngôn phải có sự cẩn trọng trong ngôn từ, vì những lời nói của họ có thể ảnh hưởng tới một đối tượng hoặc một bộ phận dân cư nào đó. ĐBQH không chỉ gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật mà còn phải có lối sống lành mạnh, trong sáng trong cuộc sống. Vì sao pháp luật lại đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn như vậy? Vì tất cả những hành vi, lời nói của ĐB H sẽ làm tấm gương để mọi người đánh giá, xem xét và noi theo.
-Giả sử, nếu ông Phước phát hiện một ĐBQH nào đó có những khiếm khuyết và lời phát biểu của vị ĐB này không đồng nhất với quan điểm của mình thì ông Phước có quyền đánh giá, bình luận về việc này trên trang blog của cá nhân ông ấy?
Theo tôi, việc đưa thông tin sự việc hoặc thông tin về bất cứ cá nhân ai đó phải tham khảo ý kiến của người bị đưa thông tin xem họ có đồng ý hay không. Đặc biệt không được đánh giá hay thể hiện quan điểm của mình với những lời lẽ xúc phạm hoặc những lời lẽ khác mang tính chủ quan để dẫn dắt người đọc có cái nhìn không tốt về người mình đang đánh giá.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, tranh luận công khai trên tinh thần góp ý, xây dựng thì không sao, nhưng nếu tranh luận lại lồng ghép các ý kiến chủ quan mang tính chất xúc phạm, bôi nhọ người khác thì phải xem xét, nếu đúng như vậy thì lời phát ngôn của anh đã ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hoá trong tranh luận.
Lâu nay trên các phương tiện truyền thông có rất nhiều quan điểm khác nhau cũng tranh luận về một vấn đề cụ thể, nhưng các ý kiến đó không có hàm ý xúc phạm hoặc ngầm lồng ghép quan điểm bôi nhọ người khác.
Khi đã bước vào nghị trường là đại biểu của nhân dân thì cử tri và nhân dân cũng đòi hỏi đại biểu của mình phải đảm bảo các chuẩn mực khắt khe hơn trong ứng xử, lối sống. Nếu anh làm những việc không phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội thì mọi người sẽ có suy nghĩ thế này: “ĐB QH còn như thế thì trách gì người khác”?
Trân trọng cám ơn Luật sư!
Mới đây, trong báo cáo gửi đến Đoàn đại biểu QH TP.HCM, ông Trương Trọng Nghĩa cho biết: “Bắt đầu từ ngày 8/7/2014, Hoàng Hữu Phước đã đăng trên blog của anh ta những bài viết có nội dung công kích, vu khống, bôi nhọ và có chủ đích làm nhục tôi. Cho đến nay, Hoàng Hữu Phước đã đăng ít nhất 4 bài có nội dung nói về tôi với chủ đích như trên. Bài gần nhất và nặng nhất đăng vào ngày 17/10”.
Kết thúc báo cáo, đại biểu Trương Trọng Nghĩa “đề nghị lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM yêu cầu Hoàng Hữu Phước trả lời các câu hỏi và cung cấp bằng chứng về những lời công kích, bôi nhọ...; có biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm của tôi và không để Hoàng Hữu Phước tiếp tục những việc làm càn quấy, mất uy tín của QH Việt Nam và ĐB Quốc hội TP.HCM”.
Trước đó, ngày 17/10, trên blog cá nhân, ĐB QH Hoàng Hữu Phước đăng bài với tựa đề: “Về Phát Biểu Của Ông Trương Trọng Nghĩa trên báo Tuổi trẻ”. ĐB Phước dẫn dắt: “Một cử tri bức xúc gởi tin nhắn cho tôi nói về một phát biểu của ông Trương Trọng Nghĩa trên báo Tuổi Trẻ về tình trạng “gánh nhiều vai” của ĐB Quốc hội và cái gọi là “lương tâm” nên có nơi những Đại biểu Quốc hội nên “từ nhiệm” nếu không thể “gánh nhiều vai” ấy”.
Bài viết của ông Phước có 5 điểm phân tích về vấn đề đưa ra của ông Nghĩa và đều phản bác về những nhận định của ông Nghĩa, trong đó có đoạn ông Phước viết: “Ông Trương Trọng Nghĩa chắc là muốn nêu lên sự hồ nghi đối với chất lượng chuyên nghiệp, cái tâm, cái tầm, cái bản lĩnh, và cái quyết tâm vì nước vì dân của đại đa số ĐB QH Việt Nam vốn không là ĐB chuyên trách chăng?”.
Kết thúc báo cáo, đại biểu Trương Trọng Nghĩa “đề nghị lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM yêu cầu Hoàng Hữu Phước trả lời các câu hỏi và cung cấp bằng chứng về những lời công kích, bôi nhọ...; có biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm của tôi và không để Hoàng Hữu Phước tiếp tục những việc làm càn quấy, mất uy tín của QH Việt Nam và ĐB Quốc hội TP.HCM”.
Trước đó, ngày 17/10, trên blog cá nhân, ĐB QH Hoàng Hữu Phước đăng bài với tựa đề: “Về Phát Biểu Của Ông Trương Trọng Nghĩa trên báo Tuổi trẻ”. ĐB Phước dẫn dắt: “Một cử tri bức xúc gởi tin nhắn cho tôi nói về một phát biểu của ông Trương Trọng Nghĩa trên báo Tuổi Trẻ về tình trạng “gánh nhiều vai” của ĐB Quốc hội và cái gọi là “lương tâm” nên có nơi những Đại biểu Quốc hội nên “từ nhiệm” nếu không thể “gánh nhiều vai” ấy”.
Bài viết của ông Phước có 5 điểm phân tích về vấn đề đưa ra của ông Nghĩa và đều phản bác về những nhận định của ông Nghĩa, trong đó có đoạn ông Phước viết: “Ông Trương Trọng Nghĩa chắc là muốn nêu lên sự hồ nghi đối với chất lượng chuyên nghiệp, cái tâm, cái tầm, cái bản lĩnh, và cái quyết tâm vì nước vì dân của đại đa số ĐB QH Việt Nam vốn không là ĐB chuyên trách chăng?”.