Công ty TNHH Quicornac - Phát triển ngành công nghiệp chế biến chanh dây bền vững tại Gia Lai

(PLVN) -  Đứng đầu cả nước về diện tích trồng chanh dây, Gia Lai đã thu hút và tập trung được các doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư phát triển sản xuất chế biến và xuất khẩu, giúp cho các sản phẩm chanh dây của Việt Nam nâng tầm giá trị và vươn xa trên thị trường thế giới.
Công ty Quiconac- Đơn vị chế biến chanh dây hàng đầu tỉnh Gia Lai.

Với hơn 30 năm hoạt động trên thị trường quốc tế về sản xuất chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ trái cây, cùng với kinh nghiệm phát triển thị trường tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, Công ty TNHH Quicornac nhận thấy rõ tiềm năng phát triển tại Việt Nam và đã lựa chọn Gia Lai là địa bàn chiến lược trong công cuộc phát triển sản xuất chế biến chanh dây của mình. Công ty đã giải quyết việc làm cho gần hai trăm lao động tại chỗ.

Quá trình trái chanh dây được rửa sạch, sàng lọc kỹ càng trước khi đưa vào sản xuất lấy dịch chanh.

Mục tiêu của Công ty là đạt được hiệu quả tối ưu trong chuỗi giá trị của mình, không lãng phí trên toàn bộ dây chuyền và đặc biệt không để hoạt động sản xuất kinh doanh của mình làm ảnh hưởng tới môi trường, tạo ra một chuỗi nông nghiệp tuần hoàn thông qua việc tái chế các phụ phẩm nông nghiệp quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường đất và nguồn nước. Thực tế sản xuất cho thấy, nhà máy phát sinh lượng phụ phẩm vỏ chanh dây với số lượng lớn. Vỏ chanh dây có hàm lượng nước và dinh dưỡng rất cao có khả năng ứng dụng trong chế biến thức ăn gia súc và sản xuất phân vi sinh.

Để hiện thực hóa chuỗi nông nghiệp tuần hoàn Công ty TNHH Quicornac đã triển khai cung cấp phụ phẩm vỏ chanh dây cho các trang trại nuôi bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh miền Trung lân cận; liên kết với các đơn vị để nghiên cứu ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ chanh dây, hoàn toàn không có chất hóa học. Việc Công ty chuyển giao phụ phẩm vỏ chanh dây cho các cơ sở sản xuất trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, chăn nuôi đáp ứng theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.

Từ giữa năm 2022, Công ty đã thực hiện truyền thông, tập huấn và ký các hợp đồng cung cấp vỏ chanh dây cho các trang trại chăn nuôi bò. Các trang trại bò trong tỉnh và kể cả các trại bò ở khu vực miền Trung cũng đã thấy rõ lợi ích tuyệt đối khi sử dụng vỏ chanh dây làm thức ăn cho bò. Việc sử dụng vỏ chanh dây làm thức ăn chăn nuôi bò giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian cho bà con nông dân so với việc trồng, chăm sóc và thu hoạch cỏ. Ngoài ra vỏ chanh dây là nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng giúp bò sinh trưởng tốt giảm thời gian chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân.

Quy trình thu gom, xử lý, tái chế vỏ chanh dây được công ty thực hiện chuyên nghiệp, khoa học đúng với các quy định về đảm bảo môi trường.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học công nghệ sinh học và môi trường, vỏ chanh dây còn ứng dụng trong sản xuất phân vi sinh. Sau khi thử nghiệm ủ men và thành công với sản phẩm phân vi sinh chất lượng tốt, Công ty TNHH Quicornac đã tiến hành tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh, liên kết với các trang trại và hộ nông dân trên địa bàn để chuyển giao vỏ chanh dây ủ phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp giúp giảm sử dụng chế phẩm hóa học và góp phần cải thiện môi trường đất.

Đặc biệt, vào tháng 5/2023, Công ty đã phối hợp với Viện Khoa học công nghệ sinh học và môi trường triển khai thành công mô hình xử lý vỏ chanh dây thành nguyên liệu hữu cơ phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh theo công nghệ và thiết bị của nhà Khoa học của nhà nông - TS. Lê Văn Tri (là Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ sinh học và môi trường).

Kết quả đã tiến hành xử lý gần 3.500 tấn vỏ chanh dây, tạo ra 1.500 tấn mùn hữu cơ nguyên liệu có chất lượng tốt, hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cao, hàm lượng kim loại nặng và mật độ vi sinh vật ở dưới ngưỡng cho phép nên an toàn cho đất và cây trồng, phù hợp làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Chất lượng phân bón tạo ra bước đầu đã được khảo sát và đánh giá cao trên cây cà phê, cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại 02 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Quy trình lấy mẫu dịch, sản xuất dịch chanh dây được công ty thực hiện trên dây chuyền hiện đại, luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Thực tế triển khai mô hình tái sử dụng vỏ chanh của Công ty TNHH Quicornac đã thu được nhiều kết quả đáng mừng, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại địa phương. Tuy nhiên Công ty cũng gặp những khó khăn trong việc kiểm soát chuỗi liên kết nên thời gian vừa qua có xảy ra việc một vài nông hộ sử dụng vỏ chanh dây ủ phân vi sinh chưa đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nhận định được vấn đề Công ty đã lập tức rà soát lại chuỗi liên kết, ngưng cung cấp vỏ chanh dây cho các đối tác chưa đủ điều kiện.

Với tiêu chí không để ảnh hưởng đến môi trường, Công ty TNHH Quicornac đã tăng cường tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh, kiểm tra giám sát thường xuyên các đối tác ủ phân vi sinh nhằm đảm bảo thực hành đúng kỹ thuật cho ra sản phẩm phân vi sinh đạt chất lượng và không gây tác động đến môi trường.

Tiêu chí về vệ sinh môi trường luôn được công ty đặt lên hàng đầu; vì vậy khuôn viên công ty, kho bãi luôn được vệ sinh sạch sẽ.

Tiến TS. Lê Văn Tri là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phân bón phức hợp hữu cơ vi sinh, với hơn 40 năm hoạt động chuyên môn. Hiện tại ông đang điều hành Công ty cổ phần phân bón Fitohoocmon và Công ty cổ phần Công nghệ sinh học. Dưới sự điều hành của Tiến sĩ Lê Văn Tri, từ năm thành lập 1991 đến nay đã đạt được những thành tích xuất sắc trong kinh doanh sản xuất cũng như trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Về cơ bản cho đến nay, sau gần 30 năm hoạt động, công ty hiện có đội ngũ tiến sĩ, kỹ sư gồm gần 50 người, doanh thu hàng năm đạt trên 20 tỷ đồng, với hệ thống chuyển giao công nghệ rộng khắp trên toàn quốc đến hơn 50 tỉnh thành. Các công nghệ chuyển giao và các chế phẩm sinh học đều nằm trong các đề án quy mô quốc gia, là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, ví dụ các đề tài về phân bón sinh học nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, đề tài xử lý rơm rạ thành phân bón sinh học trong Chương trình xử lý rơm rạ quốc gia, đề tài mạ khay phục vụ cấy tay và cấy máy tiến đến cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nhiều đề tài khác… Một số thành tích đáng quý của Tiến sĩ Lê Văn Tri, gồm:

- 01 Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước

- 06 bằng khen của thủ tướng chính phủ

- 05 Giải Nhất Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam

- 02 giải thưởng của tổ chức trí tuệ thế giới (WIPO)

- 50 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích.

Đọc thêm