Theo đó, Cơ quan thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án đầu tư gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQL KCNC và các KCN; Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Văn hóa – Thể thao, Du lịch, Giáo dục và Đào tạo,Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Công an thành phố; Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan thành phố, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại Đà Nẵng và UBND các quận, huyện.
Quy chế nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với các dự án FDI trên địa bàn thành phố, thực hiện đúng công tác giám sát đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài của các cấp, các ngành bảo đảm quá trình đầu tư của dự án được tuân thủ theo các quy địnhcủa pháp luật, qua đó đảm bảo mục tiêu và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và làm cơ sở để thực hiện đánh giá đầu tư trên địa bàn thành phố một cách hiệu quả nhất.
Quyết định quy chế phối hợp |
Kịp thời phát hiện những vấn đề bất hợp lý, các vi phạm trong việc tổ chức thực hiện để chấn chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luậ ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực do dự án FDI gây ra cho xã hội.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thực hiện công tác kiểm tra dự án đầu tư FDI trên địa bàn thành phố; tổng hợp kế hoạch kiểm tra định kỳ báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch tổ chức đoàn kiểm tra. Vào ngày 1/11 hàng năm, các cơ quan quản lý chuyên ngành gửi danh sách dự án FDI cần kiểm tra về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, lập kế hoạch kiểm tra (theo Mẫu 01) trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch kiểm tra trước ngày 15/11 hằng năm để kịp thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/11 đảm bảo đúng nguyên tắc theo dõi, kiểm tra theo quy định
Quyết định yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này, đồng thời tổ chức phổ biến, triển khai cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Báo cáo của Tổ công tác thực hiện Đẩy mạnh thu hút đầu tư TP Đà Nẵng cho biết, trong 10 tháng từ đầu năm 2019, TP Đà Nẵng đã thu hút được 632,2 triệu USD vốn FDI.
Có 101 dự án FDI được cấp mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký 416,348 triệu USD; 11 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 117,32 triệu USD; 130 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp với giá trị 98,564 triệu USD.
Xét về địa bàn đầu tư các dự án FDI, có 2 dự án đầu tư được cấp mới trong Khu Công nghệ cao gồm: Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine của Công ty UAC (Hoa Kỳ), Dự án Nhà máy sản xuất - lắp ráp thiết bị chữa cháy, đồng bộ đo áp suất của Công ty Hatsuta Seikakusho với tổng vốn đăng ký đầu tư 172 triệu USD; 5 dự án đầu tư được cấp mới trong Khu công nghiệp, tổng vốn đăng ký 27,45 triệu USD và 94 dự án đầu tư được cấp mới ngoài các Khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao tổng vốn 216,898 triệu USD. Luỹ kế đến nay, TP Đà Nẵng có 783 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD.