Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các PGS.TS đến từ Trường ĐH Luật trình bày các chuyên đề như: Khái quát về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội Trường ĐH Luật giai đoạn tự chủ; Các tổ chức chính trị - xã hội với việc nâng cao chất lượng đào tạo; Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc giữ gìn sự đoàn kết, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của trường ĐH Luật trong giai đoạn tự chủ…
Toàn cảnh hội thảo |
Tự chủ đại học là một yêu cầu tất yếu của cải cách giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay với mục đích từng bước cắt giảm các nguồn ngân sách Nhà nước, đồng thời thời nâng cao tính chủ động của các cơ sở giáo dục trong đại học tuyển sinh, tổ chức đào tạo. Để thực hiện chủ trương trên, các tổ chức chính trị- xã hội Trường ĐH Luật đã tham gia một cách nghiêm túc, tích cực và sáng tạo.
PGS.TS Nguyễn Văn Cừ giảng viên cao cấp Trường Đại học Luật Hà Nội trình bày chuyên đề |
Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia phản biện về các chuyên đề, từ đó đề xuất, kiến nghị nhiều ý kiến tâm huyết trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của Trường ĐH Luật giai đoạn tự chủ.
Ông Chu Mạnh Hùng, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật phát biểu: Trong bối cảnh đang hướng đến tự chủ, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội của trường ngày càng có ý nghĩa và quan trọng. Với bối cảnh tự chủ đại học sắp tới, ông Chu Mạnh Hùng mong muốn các đại biểu tham dự hội thảo có nhiều sáng kiến hay hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường. Về phía các tổ chức chính trị - xã hội của trường sẽ được tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hiệu quả cao hơn nữa.
Là cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước, Trường ĐH Luật có đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học hùng hậu gồm 310 giảng viên trên tổng số 487 viên chức, người lao động. Trong đó có 03 giáo sư, 36 phó giáo sư, 90 tiến sĩ, 232 thạc sĩ./.