Đầm Dơi khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để “bứt phá”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của huyện, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội và đảm bảo đời sống của Nhân dân, thích ứng với biến đổi khí hậu…”- đây là ý kiến của ông Lê Minh Hiền - Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) trong mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế của huyện năm 2024.

Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 115.100 tấn

Theo ông Lê Minh Hiền - Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, tổng sản lượng thủy sản của Đầm Dơi năm 2023, ước đạt 115.100 tấn, đạt 100,09%.

Theo ông Lê Minh Hiền - Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, tổng sản lượng thủy sản của Đầm Dơi năm 2023, ước đạt 115.100 tấn, đạt 100,09%.

Trao đổi với Phóng viên Báo PLVN, ông Lê Minh Hiền - Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, cho biết: “Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đầm Dơi tiếp tục phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước có chuyển biến tích cực, tăng trưởng cao hơn so cùng kỳ. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến thất thường, tình hình sạt lở phức tạp, triều cường thường xuyên dâng cao làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến đường giao thông nông thôn. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp trên, Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện và sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện đạt nhiều kết quả quan trọng”.

Tổng sản lượng thủy sản của huyện Đầm Dơi, ước đạt 115.100 tấn, đạt 100,09%. Trong đó, sản lượng tôm ước đạt 57.990 tấn, đạt 101,56% so với Kế hoạch đầu năm (57.100 tấn), tăng 2,91% so với cùng kỳ và đạt 84,29% so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết HĐND huyện điều chỉnh (phấn đấu 68.800 tấn); thủy sản khác ước đạt 57.110 tấn, đạt 98,64% kế hoạch (giảm 0,85% so cùng kỳ). Nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến và siêu thâm canh 48.320 ha, đạt 100,04% Kế hoạch (vượt Kế hoạch). Riêng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 46.820 ha, đạt 100,04% Kế hoạch (vượt Kế hoạch). Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 1.500 ha, đạt 100% Kế hoạch.

Nhà máy Điện Gió Tân Thuận (ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung phát triển nhanh, bền vững.

Nhà máy Điện Gió Tân Thuận (ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung phát triển nhanh, bền vững.

Đồng thời, huyện cũng đã triển khai xây dựng mới và nâng cấp mở rộng 114 công trình lộ giao thông nông thôn với tổng chiều dài 115km đường giao thông nông thôn, tổng vốn đầu tư 126 tỷ 078 triệu đồng (trong đó vốn ngân sách Nhà nước đầu tư 124 tỷ 888 triệu đồng, nhân dân đóng góp 648 triệu đồng, vốn tài trợ 542 triệu đồng), trong đó gồm 27 công trình nâng cấp, mở rộng với chiều dài 34,77km, tổng vốn đầu tư 53 tỷ đồng. Ngoài các nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư, huyện đã vận động các mạnh thường quân tài trợ 07 tỷ 568 triệu đồng để xây dựng 30 cây cầu và 03 công trình lộ giao thông nông thôn.

Lãnh đạo huyện Đầm Dơi cũng đã vận động dân hiến đất xây dựng lộ giao thông nông thôn với tổng diện tích đất trên 402.500m2, với kinh phí khoảng 40 tỷ đồng; vận động người dân trên các tuyến lộ giao thông nông thôn bồi trúc và mở rộng mặt bằng đất đen để xây dựng lộ giao thông nông thôn với chiều dài 123km, với tổng kinh phí trên 3,7 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Đầm Dơi tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết của HĐND huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Huyện Đầm Dơi là đơn vị cấp huyện dẫn đầu về số lượng sản phẩm OCOP được công nhận của tỉnh Cà Mau, với 42 sản phẩm. Trong đó, có 10 sản phẩm đạt 4 sao.

Huyện Đầm Dơi là đơn vị cấp huyện dẫn đầu về số lượng sản phẩm OCOP được công nhận của tỉnh Cà Mau, với 42 sản phẩm. Trong đó, có 10 sản phẩm đạt 4 sao.

Thu nhập bình quân đầu người 60 triệu đồng/người/năm

Năm 2024, huyện Đầm Dơi tiếp tục đặt mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với các chỉ tiêu chủ yếu là thu nhập bình quân đầu người 60 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 1.900 tỷ đồng; tổng sản lượng thuỷ sản 116.500 tấn (trong đó, tôm 60.000 tấn); diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 48.000 ha; diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 1.540 ha; đồng thời phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thu ngân sách Nhà nước đạt 100 tỷ đồng; chi ngân sách huyện 776 tỷ 719 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn mới 2022 - 2025) đạt 1,6% (mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,6%); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,3%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia) đạt 96,6%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia) đạt 8%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm thất nghiệp (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia) đạt 96,6%.

Một góc thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).

Một góc thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).

Theo ông Lê Minh Hiền - Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, thời gian tới, huyện tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính; thường xuyên rà soát, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích.

Cùng với đó, huyện cũng tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội, ổn định việc làm cho người lao động./.

Đọc thêm