Đâu là sự thật sau thông cáo của Kusto Group về Coteccons?

(PLVN) - Với số lượng cổ phần lớn nhất tại Coteccons, Kusto Group đang gây sự chú ý lớn đối với thị trường cổ phiếu và cả các cổ đông đang sở hữu cổ phần tại Coteccons (MCK:CTD), vì cho rằng “cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống lãnh đạo và ngay cả với vai trò của ông Nguyễn Bá Dương khi đang nắm chức Chủ tịch của công ty này." 
Liệu Coteccons có minh chứng những mình “vô tội” trước các cáo buộc của Kusto Group hay không?
Liệu Coteccons có minh chứng những mình “vô tội” trước các cáo buộc của Kusto Group hay không?

Tham vọng của Kusto?

Theo hồ sơ về Kusto Group cho thấy, đây là một tập đoàn tư nhân đa quốc gia có trụ sở tại Singapore và hoạt động theo quy mô đa ngành. Được thành lập cách đây chưa đến 20 năm, Kusto khởi đầu thành công trong lĩnh vực khai thác quặng. Ngày nay, Kusto là một tập đoàn điều hành nhiều tỷ đô la với hơn 10.000 nhân viên và đầu tư kinh doanh trên toàn cầu.

Danh mục đầu tư bao gồm khai thác quặng, dầu mỏ và khí đốt (khai thác và chế biến tiêu thụ), phát triển bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng, nông nghiệp và các dự án công nghệ thông tin. Các thị trường lớn của Kusto là Nga, Ukraine, Kazakhstan và Việt Nam.

Mặc dù đã có mặt tại Việt Nam 15 năm, Kusto Group đã thực hiện thành công 10 thương vụ, với tổng giá trị tài sản quản lý khoảng 700 triệu USD. Danh mục đầu tư bao gồm: Bất động sản, Xây dựng và Vật liệu xây dựng, vận tải và Logistics, bán lẻ và các ngành hàng tiêu dùng khác. Trong đó, có dự án nổi đình nổi đám vào năm 2008, khi Kusto là chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương với tổng số vốn lên đến 500 triệu USD, bởi công ty thuộc sở hữu là Công ty Cổ phần Bất động sản Bình Thiên An.

Quay lại thời gian năm 2012, khi tham gia vào Coteccons, ông Talgat Turumbayev – Thành viên HĐQT của Kusto Group - cho rằng, bên cạnh một giá trị thương hiệu hàng tỷ đô la, thì Coteccons còn có cả một bộ máy nhân sự trẻ, có năng lực và quan trọng hơn, một bộ máy điều hành tốt sẽ giúp cho Kusto Group đạt được tham vọng trở thành một tập đoàn có trị giá hàng tỷ đô la.

Ông Talgat Turumbayev – Thành viên HĐQT của Kusto Group.
 Ông Talgat Turumbayev – Thành viên HĐQT của Kusto Group.

Sau khi tìm hiểu và biết Coteccons có lợi ích tại Ricons, vì Ricons chính là công ty liên kết với Coteccons, Kusto đã quyết định đầu tư vào Coteccons và trở thành cổ đông lớn của Coteccons với 18,23% số cổ phần CTD có quyền biểu quyết. Trong HĐQT hiện tại của Coteccons, có 2 cổ đông là lãnh đạo từ Kusto là ông Talgat Turumbayev và ông Yerkin Tatishev (2). Hai vị doanh nhân này đều mang quốc tịch Kzakhstan.

Và “cuộc tình” ngắn ngủi với Conteccons?

Có lẽ, lợi ích cho Kusto không chỉ như ông Talgat Turumbayev đã kể những “ưu điểm” của Coteccons về mặt HĐQT. Mà nhà đầu tư nào cũng dễ dàng thấy, với kinh nghiệp của Kusto, thì chắc chắn không thể bỏ qua lợi ích của Coteccons, thông qua thương hiệu Ricons. Vì Ricons có trước cả Coteccons (!).

Do vậy, tháng 3/2012, Kusto cùng các cổ đông chủ chốt hiện tại của Coteccons (Ban lãnh đạo Công ty) đã ký “Thoả Thuận Cổ Đông”. Trong đó quy định Kusto và các cổ đông chủ chốt cam kết ủng hộ những quyết định cần thiết để hợp nhất Unicons và Phú Hưng Gia (nay là Ricons) vào Coteccons (theo điều 4.1 – Cam kết hợp nhất Unicons và Phú Hưng Gia).

Những tưởng giấc mơ “cơm lành, canh ngọt” sẽ dài lâu và giúp cả hai bên có được lợi ích như mục đích ban đầu. Nhưng mới đây, Tổng giám đốc Coteccons Nguyễn Sỹ Công đã bị Kusto yêu cầu từ chức đã phát đi bản "Thông cáo báo chí về việc cổ đông Kustocem yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường".

Cũng theo thông cáo do ông Nguyễn Sỹ Công ký, vào ngày 2/6/2020, Coteccons đã nhận được thông cáo báo chí của cổ đông Kustocem Pte. Ltd. (Kusto) về việc đơn phương tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 13/7/2020 để kiểm toán “đặc biệt” hoạt động của công ty từ năm 2017 và đề xuất bầu lại nhân sự Hội đồng quản trị (HĐQT).

Thậm chí, Kusto muốn các thành viên điều hành chủ chốt bao gồm ông Nguyễn Bá Dương (Chủ tịch và đại diện pháp luật của Coteccons), ông Nguyễn Sỹ Công (thành viên HĐQT và Tổng giám đốc Coteccons), và ông Trần Quang Quân (Phó Tổng Giám đốc) ngay lập tức từ chức khỏi tất cả các vị trí trong Coteccons.

Nhưng ngay sau khi nhận được thông cáo của Kusto, Coteccons đã có văn bản phản pháo và cho rằng “Những cáo buộc vô căn cứ trong thông cáo báo chí của Kusto đã và đang gây tác động tiêu cực đến các cổ đông khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cổ phiếu CTD cũng như hoạt động sản xuất - kinh doanh Công ty (tâm lý làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên và các chủ đầu tư đang hợp tác với Coteccons)…”.

Trong thông báo, Coteccons cũng cho rằng, nhóm Kusto (hiện chiếm tỷ lệ sở hữu rất lớn) đã liên tục có những hành động gây hấn với mục tiêu hoàn tất thâu tóm Coteccons. Thậm chí, ngày 15/10/2019, Kusto cũng đã từng gửi yêu cầu tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, nhằm bãi miễn tư cách thành viên HĐQT của Chủ tịch là ông Nguyễn Bá Dương và Tổng giám đốc là ông Nguyễn Sỹ Công. Do vậy, từ cuối năm 2019 đến nay, Coteccons không ký bất cứ hợp đồng nào với Ricons.

Như vậy, sự thật sau thông cáo của Kusto Group về Coteccons đúng hay sai thì kế hoạch ĐHĐCĐ vào cuối tháng 6 hay không khi đã được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền? Hay sẽ như thông cáo báo chí của cổ đông Kustocem Pte. Ltd. (Kusto) về việc đơn phương tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 13/7/2020? 

Và các thành viên HĐQT của Coteccons có thật sự bị “phế truất” hay đó chỉ là tham vọng “thâu tóm” mà Kusto đã chuẩn bị kịch bản từ trước? PLVN sẽ tiếp tục phản hồi trong những số báo tiếp theo.

Đọc thêm