Các công tố viên cho biết các nghi phạm đã liều lĩnh sử dụng tên lửa để bắn rơi chiếc máy bay chở khách, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Với hành vi này, công tố viên Manon Ridderbeks đã đề nghị mức án chung thân vào cuối phiên trình bày bằng chứng kéo dài 3 ngày.
Các nghi phạm, gồm ba người Nga và một người Ukraine, bị xét xử vắng mặt với cáo buộc cung cấp hệ thống tên lửa được sử dụng để bắn tên lửa vào máy bay chở khách khi nó bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur.
Phiên tòa xét xử vụ bắn rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines năm 2014 ở miền đông Ukraine kéo dài 20 tháng
Các công tố viên trình bày lập luận kết thúc của họ hôm thứ Hai cho biết máy bay đã bị bắn hạ bởi một tên lửa do Nga sản xuất. Công tố viên Thijs Berger nhớ lại khoảnh khắc ngày 17/7/2014 khi kiểm soát không lưu Ukraine mất liên lạc với chuyến bay MH17.
Berger nói: “Vào thời điểm đó, một đầu đạn từ một tên lửa BUK đã phát nổ ở bên trái buồng lái, mảnh đạn và các bộ phận tên lửa xuyên qua bên trái buồng lái và vụ nổ đi kèm sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại". "Các hành khách của chuyến bay MH17 không có cơ hội", ông nói thêm.
Phần còn lại của chiếc máy bay mang số hiệu MH17 sau khi bị bắn rơi. Ảnh: AP |
Các nhà điều tra quốc tế cho biết MH17 đang bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur thì bị bắn hạ bởi một tên lửa bắn ở miền Đông Ukraine.
Sau nhiều năm thu thập bằng chứng, một Nhóm điều tra chung quốc tế (JIT) do Hà Lan dẫn đầu đã kết luận vào năm 2019 rằng bệ phóng tên lửa được sử dụng để bắn trúng máy bay dân sự đến từ một căn cứ quân sự của Nga ngay bên kia biên giới.
Chính phủ Hà Lan cho biết họ buộc Nga phải chịu trách nhiệm nhưng Moscow luôn phủ nhận sự liên quan và đưa ra một loạt các giả thuyết nhưng các nhà điều tra quốc tế bác bỏ vì không có bằng chứng.
Một bản án có thể sẽ được đưa ra vào cuối năm sau.