“Để đưa ra số liệu này, chúng tôi phải rất cân nhắc kỹ, đảm bảo cân đối giữa điều kiện của doanh nghiệp cũng như đời sống của người lao động…,” ông Lê Đình Quảng nói, VietNam+ đưa tin.
Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện 20% người lao động thu nhập không đủ sống và chỉ có 8% người lao động làm việc có tích lũy, số còn lại phải sống chật vật với mức thu nhập của mình. "Mức lương hiện nay mới đảm bảo được 80% mức sống tối thiểu của người lao động, như vậy còn 20% nữa. Chúng tôi muốn có một lộ trình mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động cho biết.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân dự báo, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 sẽ không cao như năm 2016 (khoảng 12,4%).
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, cuối tháng 7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp thương lượng phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017. "Tôi rất mong muốn chỉ một phiên có thể đi đến thống nhất phương án cuối cùng. Theo kế hoạch, trong tháng 7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ phải ‘chốt’ phương án tăng lương trình Chính phủ”, ông Huân nói.