Cùng làm việc với đoàn gồm có Đồng chí Lê Ngọc Minh – Phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, cùng thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, lãnh đạo Văn phòng Cơ quan điều tra công an tỉnh, Đại diện Đoàn Luật Sư, Sở Lao Động Thương binh xã hội.
Ông Ngô Văn Toàn, Phó Giám đốc Sở Tư Pháp cho biết công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh |
Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Nguyễn Thị Minh làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm |
Ông Lê Ngọc Minh, Phó trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy đề xuất ý kiến: “Để có được thông tin đối tượng trợ giúp, công tác phối hợp giữa các cơ quan là quan trọng, yêu cầu tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn mỗi cá nhân, tập thể trong mỗi bộ phận hỗ trợ công tác trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, do nhận thức, thói quen của người dân đối với việc trợ giúp pháp lý, đa phần đều tìm kiếm đến luật sư. Từ những tồn tại trong thời gian qua tôi đề xuất xây dựng quy chế phối hợp, ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho mỗi đơn vị, bộ phận trong việc phối hợp thực hiện, đồng thời thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân”.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đánh giá cao sự cố gắng của tỉnh Đồng Nai trong công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng |
Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng có rất nhiều điểm mới về diện được trợ giúp, lấy người được giúp pháp lý làm trung tâm của công tác này, hướng đến phục vụ người dân. Ngoài việc người dân tự tìm đến, còn là trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Thứ trưởng đánh giá công tác trợ giúp của Tỉnh, đã triển khai tốt điều kiện ban đầu, công tác thông tin tuyên truyền tại cơ quan tố tụng, tạm giam tạm giữ có nhiều cố gắng, có tăng số lượng tuy nhiên chưa đạt mức quy định. UBND tỉnh cần quan tâm đến công tác này nhiều hơn nữa.
Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Đồng Nai Võ Thị Xuân Đào tiếp thu ý kiến Đoàn kiểm tra |
"Những ý kiến, kiến nghị của Đoàn kiểm tra tại buổi làm việc, chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu để cụ thể hóa chương trình hoạt động tiếp theo trong thời gian sắp tới.” Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Đồng Nai bà Võ Thị Xuân Đào phát biểu.
Trước đó, tại buổi làm việc với Công an TP Biên Hòa, đại diện cơ quan này cho biết, trong số 18 đối tượng bị khởi tố, có 3 trường hợp nhận được trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại cơ quan cảnh sát điều tra Thành phố Biên Hòa, các trường hợp còn lại không yêu cầu. Tuy nhiên các trường hợp còn lại, cơ quan có yêu cầu Đoàn luật sư phân công tổ chức hỗ trợ.
Tại TAND TP Biên Hòa, bà Nguyễn Thị Lan Chi – Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố báo cáo công tác thực hiện trợ hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng có 1 vụ án hình sự được trợ giúp pháp lý trong tổng số 3200 vụ việc. Trong các vụ án dân sự, tranh chấp đa phần các đối tượng yêu cầu hoặc ủy quyền cho luật sư tham gia tranh tụng nên không yêu cầu trợ giúp pháp lý. Một số trường hợp do không đủ điều kiện nên không yêu cầu.
Theo đánh giá Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đối với cơ quan điều tra công an thành phố Biên Hòa có triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng nhưng chưa đạt chỉ tiêu bình quân trên cả nước. Nhu cầu thực rất lớn, đòi hỏi địa phương phải có quy chế phối hợp. Đối với Tòa án Thành phố Biên Hòa, với vị trí vai trò đặc biệt là nơi bảo vệ công lý, cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức và có các giải pháp quyết liệt trong tổ chức thực hiện để đảm bảo quyền của người dân.